Top 10 loại nấm tốt cho sức khỏe 

Must Try

Nấm là một loại thực phẩm phổ biến, được chế biến trong rất nhiều món ăn. Bạn có thể chế biến thành món canh, món xào, lẩu nướng…Chúng được nhiều người ưa thích bởi vì các chất dinh dưỡng có trong nấm. Tuy nhiên, nấm cũng là loại thực phẩm dễ bị dị ứng hay ngộ độc thực phẩm. Dù hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng bạn cần tìm hiểu cách dùng để đảm bảo chỉ số hấp thụ vào cơ thể cao nhất. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số loại nấm dinh dưỡng và cách sử dụng chúng. 

Nấm hương

10 loại nấm

Nấm hương còn có cái tên khác rất sang trọng “Thực phẩm vàng” hay “Trùm của các loại nước”. Bởi nấm hương không chỉ là thực phẩm ngon mà chúng còn là dược phẩm quý giá. Nấm hương có công dụng ngăn ngừa ung thư, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Trị kén ăn ở trẻ, cải thiện sức khỏe, giúp bổ thận tráng dương…

Thành phần của nấm hương

Nấm hương có rất nhiều chất dinh dưỡng như enzyme và acid amin, chất béo, vitamin A,  B, C, D, canxi, đường, cali… Các chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Vitamin ngăn ngừa virus gây bệnh xâm nhập cơ thể, mang lại nguồn sức khỏe dồi dào cho con người 

Cách sử dụng

Bạn có thể dùng nấm hương để nấu ăn, ngâm rượu hoặc pha trà…

Các món được chế biến từ nấm hương như: nấm kho đậu hũ, gà hầm nấm hương, nấm xào xả ớt lá chanh, canh sườn hầm nấm… Những món ăn hấp dẫn này vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng. Bạn cần lưu ý một số bước khi sơ chế nấm hương nhé! 

  • Cắt bỏ gốc nấm, chân nấm
  • Ngâm nấm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, làm sạch nấm bằng cách chà, rửa.
  • Có thể khử mùi bằng rượu 

Ngoài chế biến món ăn, nấm hương còn được dùng để: 

  • Pha trà nấm uống hàng ngày. Có tác dụng giảm mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị tim mạch bằng rượu nấm

Nấm rơm

Nếu là tín đồ của nấm thì chắc chắn không thể bỏ qua nấm rơm. Nấm rơm cũng là một trong những loại nấm tốt cho sức khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khẩu phần ăn hợp lý. Không nên ăn nấm rơm quá nhiều trong một lúc hoặc ăn liên tục nhiều ngày.  

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm

nấm ngon

Trong nấm rơm có chứa nhiều loại acid amin và vitamin A, B1, B2, D, E. Vì vậy,nấm rơm có công dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa sự phát triển của tác nhân gây ra bệnh ung thư…Nấm rơm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. 

Cách sử dụng

Phần thịt nấm có vị ngọt, giúp giải nhiệt,  thanh nhiệt cơ thể. Nấm rơm có giá thành khá rẻ, nên chúng thường xuất hiện trong thực đơn món ăn của nhiều nhà. Vừa ngon lại vừa giàu dinh dưỡng.

Ngâm nấm rơm với nước muối, sơ chế sạch với nước và để ráo. Thái lát nấm để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng của nấm. Bạn có thể dùng nấm rơm để nấu món chay, xào thịt bò hoặc hầm với gà đều rất ngon. 

Nấm linh chi

Nấm linh chi là loại nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng cải thiện sức khỏe, chống oxy hóa và điều trị một số loại bệnh. Đặc biệt là bệnh viêm phế quản mãn tính, chứng mất ngủ…

Thành phần dinh dưỡng của nấm linh chi 

Trong nấm linh chi có các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, canxi, acid béo, acid amin, kali, chất xơ. Các chất này đều có tác dụng tích cực đối với sức khỏe

Cách sử dụng

nấm linh chi

Có thể chế biến nấm linh chi theo nhiều cách nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng nấm. Ví dụ như: 

  • Sắc thuốc để uống, hãm trà hoặc ngâm rượu.
  • Nấu thành những món ăn thơm ngon tốt cho sức khỏe như : gà hầm linh chi, súp nấm,  nấm linh chi xào thịt bò, canh nấm hầm nhân sâm…

Nấm bào ngư

Nấm bào ngư cũng là một loại nấm có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Nằm trong top nấm có giá thành khá cao. Bởi loại nấm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng có trong nấm bào ngư bao gồm: vitamin C, protid 4%, acid béo, PP, glucid 3,4%…Có thể nói, nấm bào ngư chứa hàm lượng protein bằng thậm chí còn cao hơn cả thịt lợn, thị bò… Nấm bào ngư có công dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, hạ huyết áp, giảm béo, hỗ trợ hệ tiêu hoá…

Cách sử dụng

Nấm bào ngư thường được sử dụng trong chế biến các món cháy. Vì hàm lượng protein cao nên bạn hoàn toàn có thể thay thế cho các món thịt. Vừa thanh đạm, thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Thịt nấm vừa ngọt vừa bùi. Bạn có thể nấu các món như nấm kho cay, nấm bào ngư xào lòng gà, cải thìa sốt nấm … Một lưu ý nhỏ là không nên cho nhiều dầu ăn vào các món nấm. 

Nhiều quốc gia, mọi người xem những món ăn được nấu từ nấm như một bài thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. 

Nấm bào ngư còn được dùng để bào chế thuốc. Phơi khô nấm rồi sắc uống để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. 

Nấm ngọc tẩm 

10 loại nấm

Nấm ngọc tẩm có vị chua độc đáo, thanh mát, ăn mùa hè rất thích hợp. Hiện nay, nấm ngọc tẩm đang là cái tên đứng đầu trong danh sách các loại nấm có nhiều chất dinh dưỡng. 

Thành phần dinh dưỡng của nấm ngọc tẩm

Loại nấm này chứa rất nhiều nguồn dưỡng chất tốt như: lysine, canxi, arginine… Các chất này có tác dụng chống xơ gan, nâng cao đề kháng tốt ở người và tăng cường trí nhớ cho người già

Cách sử dụng

Nên dùng nấm ngọc tẩm tươi để cảm nhận được hương vị của nấm và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nếu không dùng hết, bạn cũng có thể phơi khô hoặc sấy khô nấm, bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng, chỉ cần ngâm nấm với một ít nước là có thể sơ chế để chế biến được rồi.

Các món phổ biến chế biến từ nấm ngọc tẩm như canh nấm hầm xương, nấm chiên giòn, nấm xào với rau củ quả…

Nấm mối

Một loại nấm sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa là nấm mối. Đây cũng là loại nấm được ưa chuộng hiện nay. Nấm mối có 2 loại là nấm mối trắng và nấm mối trắng. cả hai đều có hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Thành phần dinh dưỡng của nấm mối

Nấm mối chứa nhiều khoáng chất, vitamin… có lợi cho sức khỏe. Nấm đen chứa nhiều vitamin B, protein, canxi, sắt…Chúng có tác dụng chống lão hoá, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch, kháng viêm, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư… Nấm mối đen cũng có công dụng giải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. 

Cách sử dụng

Nấm mối tự nhiên rất khó tìm kiếm. Chính vì vậy, mọi người thường sử dụng nấm mối đen. Mối đen ngon không kém gì nấm mối tự nhiên. Nấm thường được chế biến thành nhiều món ăn đậm vị như nấm kho tiêu, cháo nấm, nấm xào thịt, nấm chiên giòn, dùng chung với lẩu nướng cũng ngon. Nấm mối đen có mùi vị thơm ngon, dai giòn sần sật. Trẻ em ăn cũng rất thích. 

Nấm mèo

Nấm mèo hay còn gọi là nấm mộc nhĩ. Dân gian còn có cái tên gọi khác là mộc nhĩ đen. Đây là loại nấm phổ biến nhất, được dùng nhiều nhất trong các món ăn. Loại nấm này thường mọc ở thân cây gỗ ẩm. Nấm phát triển rất nhanh trong điều kiện ẩm ướt.

Thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ

Nấm mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi gấp 10 lần thịt hỗ trợ xương, vitamin hỗ trợ đề kháng…Các vi lượng như photpho, kali, hàm lượng protein cao đều có tác dụng giúp chống ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim, hỗ trợ tiêu hoá, lão hoá…

Cách sử dụng

Ngâm nấm với nước muối loãng để loại bỏ các chất bẩn bám trên nấm. Rửa lại với nước cho sạch rồi sơ chế nấm, bỏ phần gốc. Đối với mộc nhĩ khô, cần ngâm với nước nóng để nấm nở ra. Có thể chế biến thành các món xào, nấu đều được. Mộc nhĩ được dùng nhiều nhất trong món nem rán, nhân bánh bao…

Ngoài nấu ăn, nấm mèo còn được dùng trong các bài thuốc. Sắc nấm và nước để uống. Lưu ý không nên ăn nấm mèo tươi hay nấm khô ngâm quá lâu trong nước nóng.

Nấm mỡ 

Thành phần dinh dưỡng của nấm mỡ 

Nấm mỡ có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin A, B, D, FE, chất xơ và nhiều loại axit amin khác. Nấm mỡ có công dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ung thư, suy giảm bạch cầu, chữa trị viêm gan… 

Cách sử dụng

Chỉ nên dùng nấm mỡ có màu sắc còn tươi, không nên dùng khi nấm đã có màu sậm. Có thể chế biến rất nhiều món ngon từ nấm mỡ. Dù còn tươi hay khô thì đều mang lại chất dinh dưỡng như nhau. Cần sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến thành món ăn. 

Nấm hầu thủ

Đứng trong top những loại nấm phổ biến, nấm hầu thủ có hình dạng rất độc đáo. Nấm có nhiều loại tên khác nhau tùy vào cách gọi của mỗi vùng miền, quốc gia. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là nấm được phủ kín một bộ lông mượt  mà và có nhiều chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của nấm hầu thủ

Tuy có vẻ đẹp nhưng bộ lông mượt mà trên nấm lại không có nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các chất dinh dưỡng tập trung ở phần thân nấm. Bao gồm các chất  vitamin B1, vitamin B2, các kim loại hiếm, hàm lượng Ge, các axit béo, glutamic và tryptophan…Các chất dinh dưỡng này được phân bố đều, cân bằng, rất tốt cho sức khỏe. 

Nấm hầu thủ là một trong những loại nấm rất tốt cho dạ dày. Nấm có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa, ung thư. Giúp cải thiện sức khỏe cho người bị suy dinh dưỡng. Người thường xuyên bị mệt mỏi, áp lực, căng thẳng. Người vừa điều trị xạ trị, hóa chất hay mới hồi phục sau chấn thương. 

Cách sử dụng

Tương tự như các loại nấm, nấm hầm thủ cũng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn: canh nấm, nấm xào, hầm thịt….

Ngoài ra, nấm hầm thủ còn được dùng để chữa bệnh. Bạn có thể kết hợp với nấm linh chi để hãm lấy nước uống. 

Nấm đùi gà

Nấm đùi gà có thân hình dài múp míp, chóp mũ màu nâu đen, thân nấm màu trắng muốt.  Nấm này là loại nấm chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn không nên bỏ qua loại nấm này trong thực đơn món ăn hàng ngày của mình. 

Thành phần dinh dưỡng

Nấm đùi gà mang nguồn dinh dưỡng tốt dồi dào như: kali, photpho, canxi, Vitamin B, E;,… polysaccharide – chất có công dụng ngăn hình thành tế bào ung thư.

Cách sử dụng

Nấm đùi gà thường được sử dụng nấu các món chay như: nấm kho tương, nấm kho tộ, nấm sốt sa tế…

Nếu không sử dụng hết nấm đùi gà, bạn có thể cho vào túi bọc thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh. Làm như vậy để giữ được độ tươi và chất dinh dưỡng của nấm. Nấm cũng sẽ không bị nát, vẫn giòn dai.

Nấm kim châm

Nấm kim châm là nữ hoàng của các loài nấm được sử dụng phổ biến trong lẩu nướng. Nếu ăn lẩu nướng mà thiếu nấm kim châm thì quả là một thiếu sót lớn. Nấm kim châm cũng là loại nấm chứa nhiều dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

Vẫn là những chất dinh dưỡng quen thuộc như các protein, acid amin cần thiết cho cơ thể, vitamin B1, B2, E, QQ,.. lipit,, kẽm, kali

Nấm có khả năng tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư, chữa yếu sinh lý cực tốt và hỗ trợ tiêu hoá. 

Cách sử dụng

Nấm kim châm là một trong những nguyên liệu nấu ăn đơn giản, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các món ăn được chế biến phổ biến: lẩu nấm, nấm xào thập cẩm, nấm hấp… Nấm có vị ngọt, dai giòn, ăn rất cuốn. 

Bỏ phần chân nấm, rửa sạch là có thể sử dụng được rồi. Nấm kim châm có thể bảo quản khoảng 45 ngày trong môi trường có nhiệt độ 5 độ C. Với môi trường bên ngoài có nhiệt độ bình thường thì nấm chỉ có hạn sử dụng trong 4 ngày. 

Nấm bụng dê

Cái tên cuối cùng trong top nấm phổ biến là nấm bụng dê. Không những tên lạ mà hình dáng của nấm cũng rất độc đáo. Nó như một tổ ong vũng chắc. Nấm bụng dê là loài nấm rất quý hiếm. 

Thành phần dinh dưỡng

Nấm bụng dê chứa giá trị dinh dưỡng cao: khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá… Nấm bụng dê rất tốt cho hệ tiêu hoá,  tuần hoàn máu tốt, giúp bổ thận tráng dương,, tăng cường trí lực,..

Cách sử dụng

Có thể chế biến nhiều món ăn ngon với nấm bụng dê như nấm xào thịt, lẩu nấm, nấm kho. Các món ăn này vừa ngon vừa dễ hấp thụ dinh dưỡng. 

Khi mua nấm về nên sử dụng ngay, không nên để nấm quá lâu. Nấm ngon nhất khi được chế biến trước 12 giờ. Có thể bảo quản nấm trong màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn. 

Một số lưu ý khi sử dụng nấm 

Nấm là một loại thực phẩm ngon, có nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng bên cạnh đó nấm cùng là loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, dị ứng. Vậy nên, bạn cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Sơ chế sạch sẽ nấm 
  • Không ăn quá nhiều nấm một ngày, dễ dẫn tới dư chất.
  • Công thức nấu ăn với nấm phải chuẩn.
  • Không kết hợp uống đồ lạnh vì trong nấm đã mang tính hàn.

Hãy đọc thêm những bài viết khác của thực phẩm tươi sống 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -spot_img

Latest Recipes

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img