1001 cách dùng hoa hồi cho món ăn trở nên đậm vị

Must Try

1001 cách dùng hoa hồi cho món ăn trở nên đậm vị

Cùng như các loại nguyên liệu khác, hoa hồi giúp người nội trụ tiết kiệm thời gian trong khâu sơ chế ướp thực phẩm. Ngoài ra sản phẩm hoa hồi còn dễ bảo quản, chỉ cần bảo quản kĩ, nơi khô ráo thoáng mát là có thể dùng trong một khoảng thời gian dài. Nếu chúng ta biết cách chế biến hoa hồi thì sẽ giúp các món ăn của bạn được nâng lên đẳng cấp mới. Hôm nay hãy cùng Thực phẩm tươi sống vào bếp hướng dẫn cách dùng hoa hồi cho món ăn thơm đậm vị nhé!

1. Hoa hồi là gì?

Hoa hồi (tiếng Anh: star anise) là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, đặc biệt là trong các món ăn Á Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á. Hoa hồi có hình dáng giống ngôi sao với 8 cánh hoặc lá, mỗi cánh chứa một hạt nhỏ.

Hoa hồi mang một hương vị đặc biệt, ngọt và đắng cùng mùi thơm độc đáo. Nó thường được sử dụng để gia vị trong các món súp, nước lèo, nước sốt, và món nướng. Hoa hồi cũng thường xuất hiện trong các món thịt, gà, vịt và cá, giúp tạo ra hương vị thơm ngon và độc đáo cho món ăn.

cách dùng hoa hồi 1

Ngoài việc sử dụng trong nấu ăn, hoa hồi còn được dùng trong y học truyền thống của một số quốc gia. Chẳng hạn, trong y học Trung Quốc và Ấn Độ, hoa hồi thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề về hệ tiêu hóa và hô hấp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoa hồi có thể có tác dụng gây kích ứng đối với một số người, đặc biệt là khi dùng quá mức. Khi sử dụng trong nấu ăn hoặc y học, cần tuân thủ liều lượng thích hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Lợi ích của hoa hồi 

2.1 Hoa hồi giúp kích thích vị giác và giúp ăn ngon miệng

Nhiều người dùng hoa hồi xay thành bột để giống như một loại gia vị có mùi thơm để thêm vào các món ăn giúp tăng hương vị. 

Tham khảo thêm: CÁCH LÀM THỊT HẤP TRỨNG VỊT MUỐI VÀ TRỨNG BẮC THẢO NGON MIỆNG TẠI NHÀ

2.2 Hoa hồi hỗ trợ bệnh thấp khớp 

Nhiều người dùng một ít hoa hồi khô ngâm rượu trong chai thủy tinh nhỏ rồi dùng để xoa bóp xương khớp, điều này giúp giảm đau nhức hiệu quả. 

2.3 Hoa hồi giúp kích thích chức năng hệ tiêu hóa

Hoa hồi khô thường được ngâm rượu uống với lượng phù hợp mỗi ngày sẽ có tác dụng kích thích chức năng hệ tiêu hóa, trị đau bụng và giảm triệu chứng đau dạ dày. 

2.4 Hoa hồi giúp lợi sữa

Nhiều bà mẹ sau sinh cùng có thể dùng hoa hồi giúp lợi sữa. Thông thường người xưa cho hoa vào các món ăn của phụ nữ sau sinh để giúp sữa có mùi thơm và về nhiều sữa hơn. 

2.5 Điều trị ngộ độc thức ăn

Hoa hồi có thành phần giải độc và giảm các triệu chứng của ngộ độc thức ăn. Đây là nguyên liệu thường thấy trong bài thuốc chữa đau bụng hoặc ói mửa do ngộ độc thực phẩm. Trong đông Y còn dùng hoa hồi như một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết cơ thêm, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đây là bí quyết cảu người xưa để duy trì tinh thần rất thoải mái với những người có cường độ công việc cao. 

2.6 Hỗ trợ điều trị hôi miệng

Cùng mùi hương đặc trưng cùng đặc tính dược lý cao, hoa cũng là bí phương trị hôi miệng rất hiệu quả. Chúng ta chỉ cần nhai đài hoa mỗi ngày rồi nuốt chữa được bệnh hôi miệng.

2.7 Hoa hồi khô chữa táo bón

Sử dụng hoa hồi, bìm bìm rồi sắc chung với chút gừng uống trong ngày để cải thiện tình trạng táo bón và đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giảm đau, giảm bầm bằng rượu hoa hồi rồi dùng xoa bóp ngoài da làm tan các vết bầm, giảm đau tức thời.

3. Cách dùng hoa hồi cho một số món ăn

3.1 Dạ dày hầm hoa hồi 

3.1.1 Nguyên liệu

  • 1 cái dạ dày lợn tầm 400g
  • 3-4 hoa hồi
  • 1 nhúm tiêu xanh
  • Muối, đường, nước mắm, ớt bột, giấm, ớt quả
  • Nước dừa tươi hoặc nước lọc.

3.1.2 Các bước chế biến

  • Bước 1: Dạ dày bạn rửa sạch, để vào rổ rồi cho muối vào dùng tay vò thật mạnh xuống mặt rổ, để khoảng 3 phút để cho ngấm rồi rửa lại thật sạch với nước. 
  • Bước 2: Bạn đun nồi nước sôi rồi cho vào khoảng 2 thìa nhỏ giấm, cho dạ dày vào chần sơ khoảng 4 phút rồi vớt ra lộ trái bề mặt ở bên trong, cạo nhớt và rửa lại thật sạch để ráo, tiếp đến cho hoa hồi và tiêu xanh vào bên trong dạ dày. 
  • Bước 3: Bắc một nồi lên bếp, thêm vào một thìa canh nước mắm, ớt nhỏ đã cắt,  1 thìa canh đường cát trắng, thìa muối rồi đậy kín đun sôi trong khoảng 5 phút. 
  • Bước 4: Đổ thêm nước lạnh xâm xấp với mặt dạ dày hoặc có thể thêm vào khoảng 300ml nước dừa tươi, để nhỏ lửa đun liu riu. Trong thời gian đun để dạ dày mềm tốn khá nhiều thời gian, bạn có thể ninh bằng nồi áp suất và dùng bếp thường thỉnh thoảng khi đun bạn lật đều mặt dạ dày để thấm gia vị và nêm nếm lại cho vừa ăn. 
  • Bước 5: Tiến hành đổ nước lạnh sâm sấp với mặt dạ dày rồi có thể thêm vào khoảng 300ml nước dừa tươi rồi vặn nhỏ lửa đun liu riu, trong thời gian đun để dạ dày mềm tốn khá nhiều thời gian, chúng ta có thể ninh bằng nồi áp suất, nếu dùng bếp thường thì thỉnh thoảng khi đun bạn lật đều mặt dạ dày thấm gia vị và nêm nếm lại để vừa ăn. Chúng ta đun từ từ trong khoảng 1-1,5 tiếng đến khi dạ dày mềm thì tắt bếp rồi lấy ra thái thành từng miếng vừa ăn rồi dùng nóng. 

Xem thêm: HÈ ĐẾN RỒI, CÙNG THAM KHẢO MÂM CƠM NGÀY HÈ CHO GIA ĐÌNH NÀO!

3.2 Bò nướng hoa hồi 

3.2.1 Nguyên liệu

3.2.2 Các bước chế biến

  • Bước 1: Thịt bò bạn thái lát mỏng thành các miếng vừa ăn. Hoa hồi bạn rang thơm rồi tiến hành giã nhuyễn.
  • Bước 2: Bạn ướp thịt đã thái mỏng cùng với hoa hồi, nước tương, mật ong, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn và nước cốt dừa. Chúng ta ướp khoảng 40 phút cho thịt thật ngấm đều gia vị.
  • Bước 3: Tiếp đó khi ướp thịt đã thấm đều và hãy xiên thịt bò vào quê, bắt đầu cho vào bếp nướng hoặc có thể nướng bằng than để vàng đều. 
  • Bước 4: Khi thịt đã gần chín thì chúng ta rưới mỡ hành lên trên để cho món bò nướng hoa hồi mật ong càng thêm hấp dẫn. 

3.3 Phở bò

3.3.1 Nguyên liệu

3.3.2 Các bước chế biến

  • Bước 1: Bước đầu tiên bạn bóc vỏ hành tây, thái từng lát mỏng 1 phần, 1 phần thì thái múi cau. Ngò rí bạn rửa sạch và thái nhỏ, hành lá bạn để riêng từng phần đầu hành, phần lá thái nhỏ. Các loại rau ăn kèm thì bạn rửa sạch và để ráo. 
  • Bước 2: Bạn chuẩn bị gói gia vị nấu nước dùng rồi cho quế khô, thảo quả, vỏ quýt, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò vào túi vải rồi buộc chặt lại.
  • Bước 3: Tiến hành nấu nước dùng phở bò: Xương ống bò bạn rửa sạch, đặt nồi nước lên bếp cùng với một ít sả cây đun sôi, rồi cho xương vào chân sơ qua để khử bớt đi mùi hôi. Chúng ta vớt xương đã chần ra và cho vào khay cùng với gừng, hành tím, hành tây rồi thái múi cau đem đi nướng đến khi xương vàng thì lấy xương ra khỏi lò cho ngay vào thau nước đá. 
  • Bước 4: Bạn đun sôi một nồi nước rồi cho xương bò, gói gia vị vừa làm, hành tây, gừng đã nướng và sả vào nồi nước. Tiến hành hầm xương trong khoảng 6-7 giờ đồng hồ cho ra nước ngọt. Trong lúc hầm xương thì bạn cho thịt bắp bò vào luộc chín nhừ. Bạn lưu ý luộc thịt bắp bò chín rồi vớt ra ngay nếu để quá lâu thì thịt sẽ bị mềm nhũn. Tiếp đó vớt các nguyên liệu, lọc lấy nước dùng, đặt nồi nước dùng đã lọc lên bếp rồi nêm một chút muối, bột ngọt, bột nêm, đường phèn sao cho vừa ăn và nước bắt đầu sôi thì tắt bếp. 
  • Bước 4: Đến bước trình bày và thưởng thức: Thịt bò phi lê bạn rửa sạch, thái từng lát mỏng, thịt bò bắp thái từng lát mỏng. Chúng ta trần giá, đầu hành và bánh phở qua nước sôi. Cho giá, đầu hành, bánh phở vào bát, tiến hành xếp thịt bắp bò, thịt phi lên, hành lá, ngò rí, hành tây, ớt thái lát rồi chan cùng với nước dùng.

3.4 Cánh gà om hạt dẻ

3.4.1 Nguyên liệu

  • Cánh gà – 8 cái
  • Hạt dẻ cười – 100 gr
  • Tỏi tây – 1 cái
  • Hành tím – 2 củ
  • Gừng – 1 nhánh nhỏ
  • Hoa hồi – 1 bông
  • Hạt tiêu sọ – 10 viên
  • Quế – 1 nhánh nhỏ
  • Ớt đỏ – 2 – 3 quả
  • Đường cát trắng hoặc đường nâu – 5 gr
  • Xì dầu – 1 muỗng canh
  • Rượu – 2 muỗng canh
  • Nước mắm, dầu ăn – nguyên liệu

3.4.2 Các bước chế biến

  • Bước 1: Bước đầu tiên, bạn sơ chế nguyên liệu: Cánh gà bạn mua về, đem rửa sạch cùng muối cho bớt mùi hôi rồi rửa lại một lần nữa với nước. Tiếp đó, bạn chặt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Gừng bạn cạo vỏ và rửa sạch rồi đem đi thái lát nhỏ. 
  • Bước 2: Quế và hoa hồi thì bạn bỏ nhỏ, ớt rửa sạch rồi thái nhỏ. Tỏi tây bạn rửa sạch, thái mỏng, hạt dẻ các bạn cho vào nồi luộc trong khoảng 20 phút đến khi hạt dẻ chín thì các bạn 
  • vớt ra cho nguội rồi bóc vỏ bỏ. 
  • Bước 3: Tiến hành bóc vỏ hành tím rồi rửa sạch băm nhỏ. Bắc một nồi nước lên bếp và cho cánh gà vào nồi luộc chín nhừ, khi luộc các bạn có thể cho thêm gừng để tạo độ thơm cho các món ăn, khi cánh gà chín thì bạn vớt ra ngoài cho ráo nước. 
  • Bước 4: Đặt một chảo lên bếp rồi cho một ít dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành tím, tỏi tây vào phi thật thơm, tiếp đó cho hoa hồi, quế, hạt tiêu, ớt và gừng vào xào chung với nhau. Khi hỗn hợp trên dậy mùi thơm thì các bạn cho cánh gà vào đảo thật đều, tiếp đó cho 2 thìa canh rượu nấu vào đảo cùng gà, bạn chú ý đảo gà thật đều tay và liên tục nhé. 
  • Bước 5: Khi thấy cánh gà có màu vàng đẹp mắt thì các bạn cho tiếp hạt dẻ, đường và xì dầu vào đảo qua 1-2 phút.
  • Bước 6: Tiếp đó, chúng ta đổ nước nóng vào chảo gà sao cho ngập mặt cánh gà là đạt. Chúng ta điều chỉnh lửa cho nhỏ bớt và đậy vung kín chảo, khi chảo thịt gà cạn bớt nước và các bạn ăn thử để nêm nếm lại cho vừng vặn với miệng. 

Xem thêm: TIẾT LỘ CÁCH LÀM ĐÙI GÀ BARBECUE THƠM NGON 

Trên đây là những cách dùng hoa hồi cho món ăn thêm thơm ngon hấp dẫn. Thực phẩm tươi sống hy vọng các bạn đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện những món ăn có hoa hồi nhé

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -spot_img

Latest Recipes

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img