Vào những ngày mưa, quần áo lâu khô thường có mùi hôi, ẩm mốc, khó chịu, thậm chí khiến vi khuẩn sinh sôi, nấm mốc phát triển gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn có biết khi mặc quần áo bị ẩm mốc, người hít phải bào tử nấm mốc có thể bị nhiễm khuẩn (thường những người có hệ miễn dịch kém dễ mắc phải) hoặc bị dị ứng và mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang,… đặc biệt là ở trẻ em.
Giặt quần áo vào buổi sáng
Thời điểm tốt nhất để giặt quần áo là vào sáng sớm để chúng khô trong ngày. Buổi sáng cũng ít mưa nên quần áo nhanh khô và không bị ướt. Bạn có thể ngâm quần áo trong bột giặt từ tối hôm trước để giặt nhanh hơn. Nên giặt quần áo vào buổi sáng để chúng tiếp xúc với ánh sáng lâu hơn.
Bạn có thể dùng thêm nước xả vải để quần áo thơm tho, mềm mại. Lưu ý rằng dù giặt tay hay giặt máy thì quần áo cũng cần ngâm trong nước xả từ 10-15 phút để mùi hương thấm sâu vào từng sợi vải, giúp quần áo của bạn và gia đình thơm lâu hơn, tránh bị mùi ẩm mốc khó chịu gây ra. bởi vi khuẩn thường xuất hiện vào mùa mưa.
Không nên giặt khối lượng quần áo lớn cùng một lúc. Khi giặt từng mẻ nhỏ để tẩy hết vết bẩn trên quần áo.
Giặt quần áo bằng nước nóng
Khi giặt quần áo trong nước nóng, bột giặt sẽ dễ dàng được hòa tan và hiệu quả giặt được cải thiện. Những vết bẩn cứng đầu bám trên quần áo khi giặt bằng nước nóng cũng dễ bị đánh bay hơn. Ngoài ra, giặt quần áo bằng nước nóng còn giúp diệt trừ vi khuẩn trên quần áo, ngăn ngừa nguy cơ gây dị ứng da.
Giặt quần áo bằng nước nóng còn khiến quần áo nhanh khô hơn và làm sạch vết vết bẩn, vi khuẩn tốt hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nước nóng có thể khiến vải bị mục, phai màu, co rút và biến dạng quần áo. Vì vậy, bạn nên chọn nhiệt độ nước nóng phù hợp với từng loại vải. Chỉ nên giặt quần áo bằng nước nóng vào những ngày mưa gió, không nên giặt bằng nước nóng quá thường xuyên.
Phơi đúng cách
Khi phơi, hãy treo quần áo lên móc (tốt nhất là vắt quần áo trên dây rồi dùng kẹp) để quần áo nhanh khô và phẳng phiu. Trước khi phơi, nên giặt sạch dây phơi để tránh làm bẩn quần áo sau mỗi trận mưa.
Giặt sạch quần áo trước khi phơi không chỉ là cách giảm nếp nhăn khi quần áo khô mà còn là cách giúp giảm lượng nước dư thừa. Trải bề mặt của quần áo để nhanh khô hơn. Khi phơi quần áo nên chừa một khoảng trống để quần áo được thông thoáng và nhanh khô. Nếu thời tiết quá ẩm, bạn có thể sử dụng quạt gió hoặc máy sấy.
Không nên phơi vào ban đêm vì ban đêm độ ẩm tăng cao, dù bạn có phơi ở nơi kín gió thì quần áo vẫn có mùi khó chịu, dễ mắc các bệnh ngoài da: nấm, hắc lào, …
Là quần áo
Trong thời tiết nồm ẩm, quần áo rất dễ bị thấm ngược lại hơi ẩm bên ngoài, không thể khô hoàn toàn. Là quần trước khi cất vừa giúp tạo dáng quần áo đẹp hơn mà còn hạn chế tối đa độ ẩm đọng lại trên vải trong quá trình bảo quản. Không để quần áo bằng quạt vì như vậy sẽ chỉ khiến quần áo bị ngưng tụ nhiều hơn.
Nên là quần áo trước khi mặc. Ủi quần áo không chỉ giúp quần áo mịn và phẳng hơn mà còn giúp quần áo mềm mại và sạch sẽ hơn.
Bảo quản quần áo
Chăn, gối, quần áo nên đựng trong túi ni lông để tránh ẩm ướt, tốt nhất là túi hút chân không để chống mùi hôi và hạn chế nấm mốc có thể sinh sôi. Tuyệt đối không được cất quần áo chưa khô hẳn vào tủ mà phải phơi, sấy, ủi cẩn thận trước khi cất và mặc.
Ngoài ra, đừng quên để trong tủ quần áo một vài viên thuốc chống ẩm. Bảo quản quần áo và khăn tắm ở nơi khô ráo, sạch sẽ và di chuyển tủ ra xa nơi nấm mốc xuất hiện.
Mong rằng với những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn giữ cho quần áo của mình và cả gia đình luôn thơm tho trong những ngày thiếu nắng và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Một số bài viết về mẹo vặt của thực phẩm tươi sống mà bạn có thể quan tâm.
SÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI KHI VIÊM HỌNG, ĐÚNG HAY SAI?
10 MẸO NHÀ BẾP HỮU ÍCH CHO CHỊ EM NỘI TRỢ CẦN THAM KHẢO NGAY