Sữa chua là một món ăn được nhiều người yêu thích, vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Với sữa chua thì công thức cho món này không hề khó, bạn đọc có thể tự làm sữa chua tại nhà khi có thời gian rảnh. Cùng với đó thì khi làm sữa chua bạn có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm, hoa quả khác nhau để cho món sữa chua của bạn thêm hấp dẫn hơn.
Thực phẩm tươi sống sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số kinh nghiệm làm sữa chua cũng như những lưu ý khi thực hiện làm sữa chua tại nhà.
Kinh nghiệm làm sữa chua ngon và dẻo mịn
1. Sữa chua sau khi làm xong bị nhớt
Nếu như sản phẩm sữa chua của bạn mới làm xong, khi nhìn thì thấy được độ đặc, cùng với đó là có thể dốc ngược lại mà không bị đổ. Mặc dù vậy, nhưng khi cho thìa vào xúc lên thì thấy sữa chua bị dính lại với nhau và giống với lòng trắng trứng, miếng sữa chua không tách rời thì rất có thể đấy là hiện tượng của sữa chua bị nhớt.
Nguyên nhân của việc sữa chua bị nhớt:
- Dùng men sữa chua chưa hết độ lạnh, lúc trộn men vào sữa chưa đúng cách.
- Việc ủ sữa chua quá lâu, ủ sữa chua ở nhiệt độ thấp hơn so với mức cần thiết.
- Sữa chua đã bị nhiễm khuẩn trong quá trình lên men.
- Do sự ảnh hưởng của hàm lượng protein có trong sữa và do loại men bạn sử dụng.
2. Sữa có vị bột hoặc nhám
- Để có thể hạn chế tình trạng này thì bạn hãy khuấy đều bột lên sao cho bột được tan hết trong hỗn hợp sữa lỏng .
- Nếu sữa bị va chạm mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến độ mịn của thành phẩm.
- Nếu có hiện tượng nhám thì rất có thể do bạn trộn sữa với men không đều nhau.
3. Sữa bị tách nước
Sữa bị tách nước là hiện tượng của sữa chua có một nước vàng trên bề mặt sữa. Trên thực tế thì lớp nước này không có ảnh hưởng gì đến chất lượng của sữa chua tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì chúng không được đẹp mắt.
Một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
- Thực hiện ủ sữa chua ở nhiệt độ quá cao
- Trong quá trình ủ thì có sự dịch chuyển, xê dịch.
- Vì trong sữa chua có hàm lượng kháng sinh cao nên hàm lượng kháng sinh này có thể gây nên ức chế hoạt động của sự lên men và dễ bị tách nước. Vì thế bạn nên dùng sữa tươi tiệt trùng để làm sữa chua.
4. Sữa không đủ chua
- Thường thì khi thực hiện làm sữa chua tại nhà thì có rất nhiều trường hợp thành phẩm tuy đông như lại không có đủ độ chua. Vì thế bạn nên tăng thêm thời gian ủ để sữa chua được lên men tốt hơn. Mặc dù vậy thì bạn cũng không nên ủ quá lâu, vì như thế thì sữa chua thành phẩm sẽ giảm đi độ ngon.
5. Sữa không đủ ngọt
- Có ít người biết được rằng nếu như sữa không đủ độ ngọt thì cũng là nguyên nhân khiến cho thành phẩm của bạn không được hoàn hảo. Để có thể tăng được độ ngọt thì bạn chỉ cần thêm một chút đường hoặc sữa đặc.
- Thực tế, việc sữa không đủ ngọt cũng chính là một trong những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà mà bạn cần biết. Để tăng độ ngọt cho sữa bạn chỉ cần thêm lượng sữa đặc hoặc cho thêm đường vào.
6. Nguyên nhân sữa không chua và không đông
- Chất lượng men bạn dùng kém, có thể là do men đã cũ, lượng vi khuẩn ít hoặc do vi khuẩn men hoạt động yếu.
- Chất lượng sữa tươi chưa tốt, có thể là do hàm lượng kháng sinh trong sữa cao.
- Nhiệt độ của sữa hoặc nhiệt độ ủ cao khiến cho vi khuẩn lên men chết.
7. Sữa chua bị lỏng, chua nhiều và có thể bị nhớt
- Nguyên nhân có thể là do hàm lượng protein trong sữa chưa đủ
- Do ủ quá lâu hoặc do ủ ở nhiệt độ không ổn định
8. Một số những lưu ý khác khi tự làm sữa chua tại nhà
- Để có thể có được thành phẩm sữa chua ngon như ý, đạt chuẩn chất lượng thì việc khử trùng dụng cụ làm sữa chua là một việc vô cùng cần thiết.
- Bạn chỉ cần việc đun một nồi nước sôi sau đó thì cho các lọ đựng sữa chua, dụng cụ vào trong trụng để tiệt trùng.
- Nếu bạn muốn kết hợp sữa chua với một chút vani hay hoa quả thì bạn nên cho cùng thời điểm với sữa chua cái thì món sữa chua sẽ ngon hơn.
Xem thêm: THẾ NÀO LÀ SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG, SỮA TƯƠI THANH TRÙNG?
Thành phần sữa chua gồm những vi khuẩn có lợi gì?
Sữa chua là sản phẩm lên men bởi một số vi khuẩn như: lactobacillus caucasicus, streptococcus lactic, nấm men…giúp giảm được độ pH, chuyển hóa một phần chất đạm thành peptone. axit amin.
Giá trị dinh dưỡng trong sữa chua
- Theo như những nghiên cứu của các chuyên ra dinh dưỡng thì trong khoảng 100 gam sữa chua sẽ có khoảng 100 calo, 125mg canxi, 3 gam chất đạm, cùng với các loại vitamin và chất khoáng mà cơ thể cần thiết khác.
- Bên trong sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng như các khoáng chất, canxi tốt cho hệ xương. Ngoài ra thì sữa chua còn cung cấp thêm magie, photpho, kali đủ lượng mà cơ thể cần cho mỗi ngày.
- Ngoài ra thì bên trong sữa chua còn có chứa chất riboflavin và vitamin B giúp phòng tránh bệnh tim. Đồng thời giúp hạ được huyết áp, giúp xương chắc khỏe và hạt được huyết áp.
- Không những thế, nhờ vào quá trình lên men sẽ tạo ra enzym proteaza, đây là một loại enzym tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột,….
- Lợi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ giúp tăng cường các lợi khuẩn đường ruột khác, kích thích hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Sữa chua còn có tác dụng ngăn ngừa một số chứng bệnh như dạ dày, khó tiêu, viêm loét dạ dày, ợ chua,…..
- Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân, làm đẹp da.
Xem thêm: KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ ĂN SỮA CHUA?
Tác dụng của sữa chua, sữa chua nếp cẩm và sữa chua không đường
- Cho dù bạn có ăn sữa chua không đường, sữa chua có đường hay sữa chua nếp cẩm thì tác dụng của chúng đều là tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, giúp đẹp da, cung cấp khoáng chất, vitamin,….Tuy nhiên thì có một vài điểm khác biệt nhỏ giữa những loại sữa chua này.
- Sữa chua nếp cẩm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt, cung cấp thêm dưỡng chất nhất là với người gầy.
Vậy ăn sữa chua nếp cẩm có gây tăng cân không?
Câu trả lời là không?
Thực tế thì sữa chua nếp cẩm không tích tụ lượng cholesterol thừa, ngược lại chúng còn giúp loại bỏ các cholesterol có hại đó ra khỏi cơ thể. Vì thế mà có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch. Vì thế mà bạn nên dùng nếp cẩm khoảng 3 lần/tuần để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Bạn hãy lưu ý những kinh nghiệm trên để có thể làm được những hũ sữa chua ngon mịn và sánh nhé. Chỉ cần bạn luôn trau dồi và học hỏi, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Hy vọng bài viết trên đây của https://thucphamtuoisong.info/ sẽ giúp bạn tổng hợp được những kinh nghiệm, mẹo hay để có thể thực hiện được những món sữa chua thơm ngon, bổ dưỡng phục vụ gia đình.