Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Với chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì đây luôn là một trong những vấn đề mà các mẹ luôn quan tâm. Ngoài sữa mẹ thì bé đang độ tuổi ăn dặm cũng cần phải đa dạng nguồn dinh dưỡng các nguồn. Vì thế các mẹ hãy chú ý đến thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi nhé.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
- Với trẻ 8 tháng tuổi thì ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp lượng sữa tối thiểu cho mỗi ngày là 500ml sữa cùng với 3 bữa cháo rây ( bột). Đồng thời thì trong chế độ dinh dưỡng của bé bạn cũng cần phải đầy đủ các nhóm thực phẩm như: protein, khoáng chất, chất xơ, glucid, vitamin, lipit,…
- Bữa ăn chính của trẻ ở độ tuổi này sẽ là bữa ăn dặm cùng với đó là đan xen nhiều bữa phụ. Để có thể tốt cho hệ tiêu hóa của bé thì những bữa phụ bạn nên cho bé ăn những thực phẩm như váng sữa. sữa chua, phô mai,…..
- Bạn đừng quên là cần phải bổ sung thêm nhiều rau xanh, thịt xay và trái cây để cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho bé nhé.
Xem thêm: THỨC ĂN VÀ ĐỒ UỐNG CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI
2. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ
Với thực đơn dành cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn: Nếu không muốn trẻ có cảm giác chán ăn, lười ăn thì bạn nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi, điều này sẽ giúp kích thích được vị giác, tránh tình trạng chán ăn ở trẻ, từ đó giúp trẻ có cảm giác ăn ngon, phát triển toàn diện hơn.
- Tránh cho bữa ăn của bé chứa quá nhiều đạm: Vì cơ thể bé đang trong giai đoạn phát triển, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trong bữa ăn dặm của bé có nhiều đạm thì sẽ không tốt. Một số tình trạng có thể dẫn đến nếu cho bé ăn quá nhiều đạm như: đau bụng, táo bón, khó tiêu, gây ảnh hưởng đến gan và thận,…..Với bữa ăn dặm của trẻ 8 tháng tuổi thì chỉ cần khoảng 25 gam đến 30 gam chất đạm mà thôi.
- Bạn cũng tránh tình trạng cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn quá nhiều: thời điểm bé 8 tháng tuổi là thời điểm mà bé đã có khả năng ăn thức ăn thô nhiều. Nếu bạn vẫn cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn thường xuyên thì bé sẽ quen cách ăn là nuốt chửng, không chịu nhai.
- Với những món như cháo thì bạn hạn chế việc hâm cháo: vì khi thức ăn bị hâm đi hâm lại nhiều lần thì những chất dinh dưỡng có trong món ăn sẽ không còn được giữ lại nhiều. Thậm chí là có một số thực phẩm khi hâm lại nhiều lần sẽ biến chất và gây hại. Chính vì vậy mà khi nấu cháo cho bé, bạn nên nấu 1 lượng vừa đủ, tránh thừa.
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Vì thời điểm bé đang ở độ tuổi là 8 tháng tuổi thì nguồn thức ăn chính vẫn là từ sữa mẹ, hoặc sữa hộp, những sản phẩm từ sữa và cháo nấu nhuyễn, cháo dinh dưỡng, bột ăn dặm,… Dưới đây là 1 thực đơn dinh dưỡng đầy đủ mà các mẹ có thể áp dụng cho 1 tuần:
Giờ | Thứ 2,4 | Thứ 3,5 | Thứ 6, Chủ nhật | Thứ 7 |
6h30 | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml |
8h30 | Cháo trứng | Cháo thịt lợn | Cháo thịt bò | Cháo thịt gà |
10h | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml |
12h | Cháo lươn, rau muống | Cháo tim lợn, rau ngót | Cháo thịt gà, rau cải | Cháo tôm bí xanh |
14h | 1 hộp váng sữa | 1 hộp sữa chua | Nước cam | Nước nho hoặc nước dưa hấu |
17h | Cháo thịt | Cháo bột đậu xanh bí đỏ | Cháo cua | Cháo thịt bò |
19h | 100g đu đủ | 100g dưa hấu | Nửa quả chuối | 100g xoài |
21h | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml | Sữa mẹ hoặc sữa ngoại 150ml |
Như vậy thì theo như bảng thực đơn dinh dưỡng mà chúng tôi đã đưa ra thì mỗi một ngày trẻ sẽ có đến 8 bữa ăn tất cả, trong đó có 4 bữa là uống sữa mẹ hoặc sữa pha, 3 bữa cháo, 1 bữa trái cây. Khoảng cách giữa các bữa là 2 tiếng, tránh được tình trạng bé no bụng.
Xem thêm: 12 CÔNG THỨC CHẾ BIẾN BỘT ĂN DẶM GIÚP BÉ TĂNG CÂN VÙ VÙ, LỚN NHANH NHƯ THÔI
4. Cách nấu một số món ăn dặm cho trẻ 8 tháng
Món cháo thịt bò súp lơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ, thịt bò, súp lơ xanh, muối, nước lọc.
Cách nấu cháo súp lơ thịt bò:
- Thực hiện ninh nhừ cháo với ngọn lửa nhỏ
- Thịt bò rửa sạch, thái miếng nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, mịn, để có thể xay nhanh thì bạn có thể hấp thịt trước khi xay.
- Rửa sạch súp lơ xanh, sau đó thì đem băm nhỏ
- Khi cháo được đun chín thì cho súp lơ xanh và thịt bò xay nhuyễn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 3-5 phút là được.
Món cháo thịt gà bí đỏ phô mai
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Phile Ức gà ( bỏ da), bí đỏ, gạo tẻ, phô mai. muối, nước lọc, rau thơm, gia vị.
Cách nấu cháo thịt gà bí đỏ phô mai:
- Cháo ninh nhừ với lửa nhỏ
- Gọt vỏ và rửa sạch bí đỏ, tiếp đó thì thái miếng nhỏ và cho vào nấu cùng cháo. Khi bí đỏ bắt đầu chín thì dùng thìa dằm nhuyễn.
- Thịt gà thì bạn hãy rửa sạch rồi sau đó thì cho vào máy xay mịn hoặc dùng cối giã nhuyễn. Sau đó thì cho thịt vào đun cùng với cháo.
- Sau khi những nguyên liệu đã chín thì bạn hãy thêm muối ăn, phô mai vào đun cùng thêm 1 vài phút. Để cho món cháo thêm hấp dẫn thì bạn có thể thêm chút rau thơm băm nhỏ vào.
Món cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu cần cần chuẩn bị:
- Khoai lang, Gạo tẻ, Trứng gà, Sữa tươi, Gia vị.
Cách nấu cháo trứng gà khoai lang:
- Nấu nhừ cháo với nồi áp suất sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn.
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Sau đó đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Sau khi nghiền xong thì bạn hãy trộn chúng với sữa tươi khi còn nóng.
- Đun cháo trên bếp và nêm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị của bé. Tiếp đó thì cho khoai lang trộn sữa vào đun cùng cho đến khi khoai lang và cháo được trộn đều lẫn nhau thì tiếp tục cho lòng đỏ trứng gà vào. Đun thêm khoảng 1 đến 2 phút với lửa nhỏ, sau đó thì tắt bếp và cho ra bát cho bé thưởng thức.
Món cháo cua khoai mỡ
Nguyên liệu cần cần chuẩn bị:
- Thịt lợn nạc, thịt cua tươi, mỡ heo, khoai mỡ, ngò gai, hành, gia vị.
Cách nấu cháo cua khoai mỡ:
- Trước tiên bạn hãy thái nhỏ phần thịt lợn nạc và thịt mỡ, sau đó thì cho xay mịn cùng với thịt cua. Sau đó thì cho thêm gia vị và để khoảng 15 phút.
- Tiếp đó thì bạn hãy tranh thủ gọt vỏ khoai mỡ và nạo nhuyễn chúng.
- Đun sôi một nồi nước, sau đó thì thả từng viên chả cua vào. Khi chả cua nổi lên thì vớt chúng ra. Tiếp đó thì cho khoai mỡ vào nấu sệt lại thành cháo.
- Đun cháo đến khi sôi thì cho chả cua vào nấu sôi. Sau đó thì múc ra bát và rắc hành, cùng với ngò gai thái nhuyễn lên trên.
Món cháo tôm bí xanh
Nguyên liệu cần cần chuẩn bị:
- Tôm tươi, gạo tẻ, bí xanh, hành lá, hành tỏi băm, gia vị, rau mùi tàu, dầu ăn.
Cách nấu cháo tôm bí xanh:
- Rửa sạch tôm tươi, bóc vỏ, bỏ chỉ và băm nhỏ tôm.
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch bỏ hạt và cắt thành thành những lát mỏng.
- Hành lá nhặt sạch, mùi tàu và băm nhỏ.
- Phi thơm hành và tỏi băm sau đó thì cho với tôm cùng với nước sôi để đun lấy nước dùng.
- Khi nồi nước dùng sôi thì bạn hãy vớt vỏ tôm và hớt vỏ bọt ra. Sau đó thì cho gạo vào ninh nhừ thành cháo với lửa nhỏ. Khi cháo sôi thì hãy cho bí xanh vào nấu cho đến khi chín mềm.
- Sau đó thì, bạn cho phần thịt tôm vào nấu đến khi cháo sôi tiếp. Nêm nếm thêm chút nước mắm, gia vị và cho hành lá băm nhỏ vào.
- Cho cháo ra bát và trộn một chút dầu ăn và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm nóng.
Hy vọng những kiến thức bổ ích trên đây của https://thucphamtuoisong.info/ sẽ giúp cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích trong việc xây dựng chế độ ăn, thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 8 tháng tuổi.