Có gì trong mâm cỗ miền Tây vào những ngày lễ Tết? Khám phá ngay

Việc chúng ta chuẩn bị một mâm cỗ để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là truyền thống lâu đời của người Việt, bất kể vùng miền nào trên đất nước hình chữ S này. Vậy liệu mâm cỗ ngày Tết miền Tây có giống với vùng miền khác? Cùng Thuc pham tuoi song khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. Văn hóa Tết tại miền Tây

Việt Nam là một nước có nhiều vùng miền, vì thế nước ta có sự khác nhau về văn hóa giữa nhiều vùng miền. Ví dụ như khác với mâm cỗ Tết miền Bắc, các món ngon ngày Tết có những đặc trưng riêng, mộc mạc, đơn giản và đậm vị quê nhà miền Tây.  

Chợ Tết ở miền Tây khác biệt với các vùng miền khác, chợ được mở trên sông, đó là nét văn hóa lâu đời của người dân miền Tây. 

Sự sắp xếp mâm ngũ quả miền Tây cũng có sự khác biệt. Mâm ngũ quả vào ngày Tết cổ truyền miền Tây là một phần không thể thiếu để dâng lên tổ tiên vào đầu năm mới. Mâm ngũ quả miền Bắc thường bao gồm chuối, quất, bưởi,… Ở miền Tây, mâm ngũ quả sẽ bao gồm: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài sống, quả sung. Mâm ngũ quả ở miền Tây thể hiện được lòng thành và sự ước vọng, mong cầu của con cháu, mang đậm tính chất phác mộc mạc thật thà như tính cách của con người miền Tây. 

mam-co-mien-Tay1

Tham khảo ngay: TÌM HIỂU Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VÀ KHÁM PHÁ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÂM CỖ BA MIỀN.

Không chỉ khác biệt về mâm ngũ quả, mâm cỗ Tết miền Tây cũng có điểm đặc sắc riêng, đặc điểm cơ bản và nổi bật nhất chúng ta có thể kể đến ví dụ miền Bắc có bánh chưng thì miền Tây có bánh tét. Dưới đây là một số món ăn trong mâm cỗ miền Tây ngày Tết:

2. Các món ăn trong mâm cỗ miền Tây ngày Tết

2.1 Bánh Tét

Bánh Tét là món ăn truyền thống của người miền Tây vào các dịp Tết Nguyên Đán. Tương tự như bánh chưng- món bánh không thể thiếu đối với dân miền Bắc. Bánh Tét tượng trưng cho sự ấm no, vào những ngày gần Tết, người miền Tây lúc nào cũng háo hức chờ đợi để cùng nhau gói bánh, canh lửa để luộc bánh và trò chuyện. Đặc sản bánh tét đã vô cùng nổi tiếng và đặc trưng cho miền Tây, các nguyên liệu để chế biến một chiếc bánh Tét ngon gồm có: nếp, nước cốt dừa( có thể là dừa bào) và phần nhân thường sẽ có thịt ba chỉ, chuối, đậu xanh,… 

2.2 Thịt kho trứng 

Thịt kho trứng là món ăn vô cùng dân dã không chỉ có ở miền Tây mà còn phổ biến cả 3 miền. Thịt kho trứng có màu nâu đỏ được kho thật chín nhừ với nước dừa, món thịt kho trứng ngon là có miếng thịt mềm, không bị nát, hương thơm lừng và có vị đậm đà, béo ngậy vô cùng hấp dẫn. Chúng ta có thể sử dụng trứng vịt, trứng gà hoặc trứng cút để kho chung với thịt. Món ăn này rất hấp dẫn khi được ăn kèm với dưa chua, củ kiệu để át được phần nào vị quá béo ngậy của thịt ba chỉ. 

Tham khảo ngay: THỰC PHẨM MÙA TẾT: THỊT KHO – DƯA HÀNH – BÁNH CHƯNG XANH LÀM SAY MÊ LÒNG NGƯỜI

2.3 Lạp xưởng 

Khi năm mới đến, trong căn bếp của người miền Tây nào cũng sẽ có xuất hiện lạp xưởng. Lạp xưởng là món ăn đã nổi danh và trở thành đặc sản của các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, An Giang, Long An,… Món ăn này được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu thịt nạc cùng với thịt mỡ xay nhuyễn và cùng được trộn với đường, rượu rồi được nhồi vào ruột lợn khô, cuối cùng được làm chín bằng cách lên men tự nhiên như phơi, sấy,… Người miền Tây hay đùa nhau rằng, mâm cỗ mà không có vài lát lạp xưởng tươi ngon thì không trọn vẹn được cái vị Tết. 

Lạp xưởng được chế biến vô cùng đa dạng, có lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nhân tôm, nhân cá,… 

mam-co-mien-Tay2

2.4 Dưa cải chua

Các món ăn ngày Tết thường rất béo, mỡ và dễ ngán, vì thế người miền Tây thường sử dụng món dưa cải chua để ăn kèm trong mâm cỗ, đây là giải pháp hiệu quả để cân bằng với các món ăn chứa nhiều mỡ, béo. Người dân miền Tây thường chế biến dưa cải chua như sau: rau cải sau khi thu hoặc mua về thì đem đi rửa sạch rồi cho trần sơ qua với nước muối, chỉ có sơ chế và để nguyên cây rồi thêm các gia vị, cuối cùng muối trong lọ thủy tinh hoặc vại lớn để ủ chua. 

Xem thêm: BÍ MẬT VỀ LÒNG XÀO DƯA. TẠI SAO LÒNG XÀO DƯA LẠI HOT ĐẾN VẬY?!

Khi ủ chua đến thời gian cần thiết và hợp lý, dưa cải chua thành phẩm sẽ có màu vàng đẹp mắt, vị chua thanh. Người miền Tây khi ăn sẽ cắt nhỏ ăn ngay hoặc trộn đều với các gia vị như ớt đường, tỏi,… để dưa có hương vị ngon hơn. Dưa cải chua thường sẽ ăn kèm với thịt kho tàu, bánh tét hoặc chả giò, chả lụa,… 

2.5 Mướp đắng nhồi thịt 

Mướp đắng nhồi thịt là món ăn thường có trong mâm cỗ ở các tỉnh miền Tây, món ăn này tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa: mướp đắng hay khổ qua có nghĩa là mong muốn mọi đau khổ sẽ nhanh chóng trôi nhanh đi, chỉ để mọi điều may mắn và thuận lợi ở lại. 

Theo quan niệm của nhiều người, ăn canh mướp đắng( khổ qua) vào những ngày đầu năm mới sẽ giúp giúp xua tan cái xui rủi của cái cũ, mong cho mọi điều đau khổ qua đi, năm mới với nhiều may mắn, tươi sáng bình an và như ý. Vì thế chúng ta sẽ dễ dàng gặp món canh khổ qua tươi xanh mát trên mâm cỗ củ mỗi gia đình miền Tây vào ngày Tết. 

mam-co-mien-Tay3

Cách làm canh khổ qua vô cùng đơn giản, mướp đắng tươi đem cạo bỏ ruột, tiếp đó nhồi thịt lợn đã xay ướp gia vị như thịt băm, mộc nhĩ, bún tau,…  vào bên trong. Cuối cùng là nấu nước hầm xương thêm chút rau mùi cho thơm phức. Miếng khổ qua kèm thịt thành phẩm sẽ có vị đắng của mướp và vị béo ngậy của thịt. 

2.6 Củ kiệu tôm khô

Củ kiệu là nguyên liệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam nhờ hương vị thơm ngon và đặc trưng của nó. Củ kiệu thực chất là đồ chua và thường được người dân miền Tây kết hợp với tôm khô để trở thành đặc sản không thể thiếu trong bất cứ gia đình miền sông nước nào, đặc biệt là vào những ngày lễ Tết truyền thống. Củ kiệu ăn cùng với tôm khô sẽ đưa đến cho người ăn hương vị hài hòa, củ kiệu thì chua ngọt cay cay, tôm khô thì dai giòn hấp dẫn. 

Xem thêm: CỦ KIỆU VÀ CÁCH CHẾ BIẾN CỦ KIỆU.

2.7 Mứt chuối phồng 

Từ xưa nay, miền Tây nổi tiếng với nhiều loại đặc sản trái cây thơm ngon trong đó có chuối. Khi đến thăm miền Tây vào những ngày đầu năm mới, mứt chuối hay kẹo chuối là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong gia đình của mỗi người dân miền Tây. Nguyên liệu chính của món mứt chuối phồng là sự kết hợp giữa chuối, gừng, mè, lạc, đường hoặc có thể thay thế bằng mạch nha. Ngoài ra, mứt chuối phồng còn thích hợp dùng để uống trà hoặc trở thành món tráng miệng nhiều người ưa thích. 

3. Kết luận

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều độc giả về câu hỏi Có gì trong mâm cỗ miền Tây vào những ngày lễ Tết? Thuc pham tuoi song hy vọng đã giúp  các bạn có cái nhìn rõ hơn về ẩm thực trong ngày lễ miền Tây nói chung và văn hóa miền Tây nói riêng. 


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *