Món đặc sản ngày Tết của dân tộc thiểu số

Tìm hiểu những món đặc sản ngày Tết của dân tộc thiểu số.

Nhắc đến ngày Tết thì chúng ta thường hay nghĩ đến những món ăn truyền thống của mâm cỗ ba miền Bắc Trung Nam. Tuy nhiên đây hầu như đều là những món ăn đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Bạn đã từng thử nghĩ đến đối với những món ăn ngày Tết đối với người dân tộc thiểu số chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những món đặc sản ngày Tết của dân tộc thiểu số trong những ngày lễ Tết cổ truyền này nhé. 

Xem thêm: Tìm hiểu mâm cỗ ba miền Bắc- Trung -Nam

1. Bánh láo khoải của đồng bào Mông

Nhắc đến những món ăn đặc sản ngày Tết của dân tộc thiểu số và đặc biệt đối với người Mông thì món ăn đặc sản và cổ truyền tuy đơn giản nhưng lại ngon lạ và không hề kém cạnh những món sơn hào hải vị – đó chính là món bánh láo khoải. Đây là một món bánh tuy vô cùng đơn giản và thân thương với người dân tộc Mông. 

Món bánh đặc sản láo khoải được chế biến từ nguyên liệu chính là ngô- một trong những loại cây lương thực được người dân tộc Mông trồng rất nhiều. Ngoài cái tên bánh láo khoải thì món bánh này còn được biết đến với cái tên là bánh rớ khoải hay là lức khoải. 

món ăn đặc sản ngày Tết người dân tộc thiểu số

Bánh láo khoải có màu vàng óng bắt mắt với hình dạng bầu dục, cùng với đó thì được phết bao quanh vỏ bánh một lớp mật ong rừng tươi trộn đều cùng với độ béo ngậy của mỡ lợn. 

Cũng giống như với một số món ăn cổ truyền ở dưới miền xuôi thì với món bánh láo khoải này thì cũng chỉ được người dân nơi đây làm khi mỗi dịp lễ Tết cổ truyền mà thôi. Điều đặc biệt của món bánh đặc sản của người dân tộc Mông đó chính là khi bánh chưa được dùng thì người ta sẽ bảo quản chúng bằng một phương pháp rất đặc biệt đó chính là ngâm bánh vào nước lã, với phương pháp này có thể bảo quản được hàng tháng trời và bánh không bị ẩm mốc.

Ngoài cách ăn thông thường như những loại bánh khác thì đối với bánh còn được người dân tộc nơi đây nướng trên bếp than, hoặc là thái sợi chỉ rồi đem nấu với nước đường hoặc là nấu cùng với đậu Hà Lan. Với cách nấu này bạn có thể nêm nếm như nấu những món canh thông thường với những gia vị thường ngày, món canh này cũng sẽ rất ngon độc lạ, mang đậm nét văn hóa ẩm thực người dân tộc Mông. 

2. Thịt trâu gác bếp của đồng bào Thái Đen

Khi nhắc đến đến những món ăn đặc sản vùng miền trong ngày lễ Tết truyền thống thì ta không thể bỏ qua nét ẩm thực đặc sắc của vùng đất Tây Bắc nhé. Và Tây Bắc là nơi bạn định dừng chân chọn làm địa điểm để khám phá nền ẩm thực những món ăn đặc sắc vùng núi Tây Bắc thì đừng bỏ qua món ăn đặc sản nơi đây đó chính là thịt trâu gác bếp. 

Khi  nhắc đến thịt trâu gác bếp thì hẳn không quá xa lạ với nhiều người, thực tế thì trong những món ăn đặc sản ngày Tết của người dân tộc thiểu số thì có lẽ thịt trâu gác bếp là nổi tiếng và được nhiều người biết đến hơn cả. 

Thịt trâu gác bếp là một món ăn ngon nức tiếng của vùng đất Điện Biên. Từng miếng thịt trâu được tẩm ướp với những gia vị thơm ngon như gừng, tỏi, sả, ớt và đặc biệt là bộ đôi gia vị nổi tiếng và chỉ có vùng núi Tây Bắc mới có được đó chính là hạt dổi- mắc khén. Từng loại nguyên liệu gia vị được giã nhuyễn rồi sau đó được ướp đều với từng miếng thịt trâu, và xuyên vào các que. Tiếp đến chúng được sấy trên bếp than củi sao cho miếng thịt được khô lại.

món ăn đặc sản ngày tết của người dân tộc

Từng thớ thịt trâu dai nhẹ, có chút vị ngọt của thịt trâu xen lẫn với vị khói nồng nàn cùng với vị cay đặc trưng của mắc khén mà không quá nồng. Đặc biệt là thịt trâu gác bếp mà được chấm với chẩm chéo- một trong những gia vị chẩm nổi tiếng của Tây Bắc thì ngon tuyệt đỉnh, khiến cho bạn chỉ cần một lần thử qua là sẽ khó quên được hương vị đó. 

Ngày nay thịt trâu đã được biến đến phổ biến rộng rãi nhiều hơn, không chỉ còn là một món ăn đặc sản mà chỉ có ngày Tết mới thấy nữa. Và bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức được thịt trâu gác bếp. Tuy nhiên chính vì việc đó mà thịt trâu gác bếp lại dễ bị làm giả hơn bao giờ hết và đẻ có thể thưởng thức thịt trâu gác bếp chuẩn thì chỉ có thể đến nơi đây hoặc tìm đến những nhà cung cấp uy tín. 

3. Bánh chưng đen của đồng bào Tày ở Lạng Sơn

Nếu như chúng ta đã quá quen thuộc với món bánh chưng xanh cổ truyền của miền xuôi thì bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết đến món bánh chưng đen độc lạ của người dân tộc Tày đó. 

Tuy có cái tên gọi là bánh chưng nhưng hình dáng của chúng lại không giống và vuông vức như những chiếc bánh chưng xanh cổ truyền mà thay vào đó thì chúng lại mang ngoại hình của một chiếc bánh tét của miền Nam, nhưng điểm khác biệt so với chiếc bánh tét thì bánh chưng của người dân tộc Tày lại có một màu đen óng rất hấp dẫn và đẹp bắt mắt. 

món ăn đặc sản ngày Tết

Việc bánh có màu đen không đồng nghĩa với việc bánh bị hư hỏng gì đâu nhé, mà đơn giản chỉ là những chiếc bánh chưng này đã được người dân nơi đây nhuộm màu đen mà có. Vậy màu đen đó được làm từ gì? Câu trả lời đó là người dân tộc Tày đã phơi khô những cọng rơm nếp sau đó đốt chúng thành tro đen. Sau đi đã có được tro đen thì họ vò thật kỹ, sau đó thì rây lấy phần mịn của tro và trộn thật đều với gạo lúa nếp thơm nhờ đó ta có được màu đen bóng của vỏ bánh chưng. 

Cũng giống như với bánh chưng xanh, bánh chưng đen của người Tày cũng được luộc chín kỹ, những hạt gạo nếp chắc mình sẽ kết dính lại với nhau. Cùng với đó là phân nhân thơm ngon của những nguyên liệu như đậu xanh, thịt ba chỉ cùng với những loại gia vị đặc trưng của người Tày vùng núi Tây Bắc đó chính là hạt dổi, mắc khén, thảo quả hay hạt tiêu. Cùng với đó là hương thơm đặc trưng của lá dong bọc quanh bánh chưng tạo nên hương vị đặc trưng khó quên, khiến cho người thưởng thức chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi. 

4. Pa pỉnh tộp của dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Khi nghe đến cái tên Pa pỉnh tộp thì chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ chưa biết đến và lần đầu nghe đến cái tên này đúng không? Vậy pa pỉnh tộp là món ăn đặc sản trong ngày Tết của người dân tộc nào? Món ăn ấy gồm những nguyên liệu gì? Cùng khám phá nhé.

Pa pỉnh tộp là một món ăn của người dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc. Không chỉ có vậy nếu bạn có dịp được đến du lịch khám phá đất nước Thái Lan thì người Thái đen ở nơi đây vô cùng coi trọng pa pỉnh tộp. 

đặc sản miền núi ngày Tết

Món ăn ngon lạ này được chế biến với nguyên liệu chính là những con cá tươi được nuôi từ sông suối, hay từ những thác nước chảy xuống như cá trắm, cá trôi, cá chép. Sau đó chúng được người Thái sơ chế sạch, mổ dọc theo sống lưng và nhồi thêm gia vị vào trong bụng cá. 

Những con cá thơm ngon được nướng chín thơm trên bếp than lửa hồng, hương thơm từ những nguyên liệu gia vị đậm hương thơm như sả, mắc khén, gừng. Đặc biệt là cá còn được tẩm thêm một lớp mầm măng của cây sa nhân, phết bên ngoài da cá là thính gạo cùng với bột riềng. Khi nướng chín từng loại gia vị được tẩm ướp sẽ cùng với mùi cá nướng dậy một hương thơm lan tỏa khắp nơi. 

5. Khâu nhục của người Nùng, Tày

Có lẽ một phần nào đó vì những ảnh hưởng tác động đến từ biên giới mà nét ẩm thực của người Trung Quốc đã có mặt ở nơi đây. Khâu nhục là một món ăn của người Hoa và giờ chúng đã xuất hiện ở nhiều nơi ở Tây Bắc. 

đặc sản ngày tết của người dân tộc

Khâu nhục được làm từ thịt lợn ba chỉ cùng với ngũ vị hương, tỏi, ớt, giấm, rượu, hạt tiêu, bột ngọt,… Hầm chín kỹ đến nửa ngày, khi đó từng miếng thịt đạm vị các loại gia vị cùng với hương thơm hấp dẫn, ngửi là muốn ăn ngay. 

Khi trình bày và thưởng thức khâu nhục, người ta sẽ thường để rau cải xanh, mộc nhĩ cùng với ớt. Khâu nhục có màu vàng chín đều cùng với mùi hương hấp dẫn cả khứu giác lẫn vị giác của bạn. 

6. Xôi ngũ sắc của đồng bào Tày vùng Tây Bắc

Quả thục người dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số của Tây Bắc có được một nền ẩm thực đẫm sắc riêng với nhiều món ăn ngon lạ. Và trong số đó ta phải kể đến xôi ngũ sắc. Nghe thì bạn sẽ nghĩ rằng món xôi này cần đến màu thực phẩm đúng chứ? Tuy nhiên ngược lại thì để làm lên món xôi ngũ sắc này người Tày không cần đến màu thực phẩm. 

đặc sản vùng miền ngày tết

Thay vào đó là họ sẽ dùng những màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên như rau củ quả sau khi đã đò, hấp chín và chiết xuất lấy phần nước màu. Tiếp đến là cho những hạt gạo nếp chắc mình, ngâm trong những nước màu từ rau củ. Những màu sắc đó không chỉ tạo nên vẻ đẹp mà chúng còn đại diện cho ngũ hành và đặc biệt hơn cả là chúng còn mang những mong muốn cho một năm mới được hạnh phúc, no ấm, đất trời mưa thuận gió hòa. 

Chỉ cần thưởng thức một miếng xôi nhỏ thôi là bạn cũng đã cảm nhận được hương thơm của nếp hòa quyện cùng với những hương thơm của rau củ thiên nhiên núi rừng. 

7. Bánh cooc mò của đồng bào Tày ở Thái Nguyên

Nghe thì có vẻ lạ nhưng một khi đã được thưởng thức chúng thì bạn sẽ rất muốn ăn thêm nữa đấy. Bánh cooc mò bề ngoài có được hình dáng vô cùng bắt mắt, hấp dẫn từ cái nhìn đầu tiên. Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy chúng là mang hình dáng giống như những chiếc mũ hình chóp, có thể bạn khi nhìn thấy thì tưởng như chúng sẽ rất dễ thực hiện để có thể gói được ra hình dạng như vậy tuy nhiên thì để gói được như vậy thì lại rất công phu tỉ mỉ. 

món ngon đặc sản ngày tết của người dân tộc

Bánh cooc mò được làm từ những hạt nếp được lựa chọn với những tiêu chuẩn cao, hạt phải đều nhau, chắc, thơm, phần nước làm bánh thì phải dùng nước suối trong, mang vị ngọt của thiên nhiên núi rừng nơi đây. Lá dong thì cũng phải được xanh mượt tươi đẹp. 

Khi thưởng thức bánh, chỉ cần cắn một miếng nhỏ của bánh thì bạn có thể cảm nhận được ngay hương vị của quê hương với những nguyên liệu quen thuộc thân thương len lỏi qua từng khứu giác và vị giác. Độ mềm dẻo của phần gạo nếp bọc trọn lấy vị ngọt của nhân lạc đỏ tạo nên hương thơm vô cùng đặc biệt. Chỉ cần một miếng bánh nhỏ là bạn cũng có thể cảm nhận hết được những sự giản dị, đơn sơ, mộc mạc mà đầy sự thân thương của người làm bánh. 

Trên đây là tổng hợp 7 món ăn đặc sản ngày Tết của các dân tộc thiểu số mà bạn có thể chưa biết đến. Nếu có du lịch khám phá ở vùng núi Tây Bắc thì hãy thử trải nghiệm những món ăn ở nơi đây nhé. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của thực phẩm tươi sống


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *