Hướng dẫn làm đặc sản Hải Phòng bánh đá cua ngon chuẩn bị
Có lẽ không là người Việt Nam không ai không biết đến bánh đa cua – món đặc sản Hải Phòng ngon trứ danh. Món ăn bánh đa cua mang đậm hương vị đất cảng với vị cay cay, nóng hổi sẽ khiến mọi thành viên trong gia đình vô cùng thích thú. Cùng Thực phẩm tươi sống vào bếp thực hiện ngay nhé!
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh đa cua đặc sản Hải Phòng
- Bánh đa đỏ 400 gram
- Cua đồng xay 400 gram
- Sườn 300 gram
- Thịt lợn xay 150gram
- Chả cá – mỡ phần – tôm khô 100 gram
- Cà chua 6 quả
- Mộc nhĩ 20 g
- Lá lốt 10 g
- Hành khô 10 g
- Hành lá – mùi tàu 10 g
- Chanh 3 quả
2. Cách chế biến bánh đa cua
- Bước 1: Chúng ta bắt đầu sơ chế thịt cua và thịt sườn. Miếng sườn bạn rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 3 phút để ra các cặn bọt bẩn. Tiếp đó vớt sườn ra rồi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Bạn cho sườn vào nồi rồi đổ ngập sườn, nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 40 phút. Chúng ta lặp lại thao tác bóp và lọc cua trong nước như phần trên trong khoảng 1-2 lần để lấy được thịt cua sạch nhất và lọc được phần cua trong nồi riêng.
- Bước 3: Bạn hòa cua xay với bát nước to lớn rồi dùng tay khuấy đều, bóp nhẹ để thịt cua được hòa đều vào trong nước. Tiến hành đặt rây lên nồi và nhẹ nhàng đổ bát cua qua rây, các phần vỏ cứng sẽ được giữ lại.
- Bước 4: Tiến hành dùng tay bóp phần vỏ cho cạn nước rồi đổ trở lại bát, tiến hành lặp lại các thao tác và lọc cua với nước như trên để lấy thịt cua sạch, cuối cùng ta cho phần nước lọc cua vào nồi riêng.
- Bước 5: Mỡ bạn rửa sạch rồi để ráo và thái nhỏ thành hạt lựu. Các nguyên liệu khác như:
- tôm khô ngâm cùng với nước ấm để cho nở mềm và vớt ra rửa với nước sạch. Mộc nhĩ thì bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút để cho nở mềm. Sau đó vớt ra rửa sạch, cắt bỏ chân và thái thành từng chỉ. Lá lốt bạn rửa sạch từng lá, giữ lại lá to để gói còn lá nhỏ hoặc rách thì thái nhỏ để cho vào trộn với thịt.
- Bước 6: Quả cà chua bạn rửa sạch và bổ múi cau. Hành khô thì bóc vỏ và thái mỏng. Hành lá, mùi tàu nhặt rồi rửa sạch, thái nhỏ. Rau muống và rau sống nhặt rồi rửa sạch. Chúng ta ngâm rau sống trong nước muối khoảng 20 phút cho sạch rồi vớt ra để ráo.
- Bước 7: Nếu các bạn dùng bánh đa khô thì nên ngâm qua với nước trong khoảng 5 phút để bánh được nở mềm rồi vớt ra để ráo. Còn với bánh đa tươi thì chúng ta chỉ cần rửa qua với nước là được. Tiến hành đổ từ từ nước lọc cua vào nồi, dùng thìa gạn bỏ phần cặn dưới đáy bát.
- Bước 8: Thêm chút muối vào nồi rồi đun trên lửa vừa, dùng đũa khuấy thật đều nhẹ nhàng để thịt cua không bị cháy sát đáy nồi, khi thấy nước bắt đầu vẩn đục của thịt của nổi lên thì ngừng khuấy, nếu không cua sẽ khó đóng thành bánh.
- Bước 9: Khi thấy cua đã đóng thành từng tảng và nổi trên mặt nước thì dùng muối vớt sạch phần gạch cua ra bát riêng rồi để lại nước dùng cua.
- Tiến hành trộn thật đều thịt xay, mộc nhĩ, lá lốt, hạt tiêu với chút hạt nêm và 5g hành khô. Bạn để khoảng 5 phút để chúng ngấm thật đều các gia vị.
- Bước 10: Đặt lá lốt lên một mặt phẳng, lấy một thìa thịt xay vừa đủ để ngang lên mặt lá rồi cuộn tròn miếng chả, lấy cuống lá hoặc tăm nhọn ngăm lại để giúp cố định miếng chả và không bị bung ra lúc rán.
- Bước 11: Tiến hành làm nóng dầu ăn trong chảo rồi cho miếng chả vào lăn tròn trên chảo, lá lốt sẽ hơi se lại và bám thịt. Bạn tiếp tục rán trên lửa vừa tới khi chả xém chín đều thì tắt bếp gặp ra đĩa.
- Bước 12: Bạn đun sôi một bát nước lớn vào trong nồi rồi thả rau muống vào luộc. Tiến hành cho vài hạt muối vào để giúp rau không bị thâm, luộc trong khoảng 3,4 phút khi rau vừa chín tới thì vớt ra thả vào nước lạnh trong 7 phút để rau vẫn giữ được độ giòn.
- Bước 13: Tiến hành làm nóng chảo rồi cho phần mỡ vào áp chảo trên lửa vừa, lưu ý không nên đậy vung, khi mỡ bắt đầu tóp lại, xém vàng thì bạn vớt ra bát để riêng rồi co toàn bộ chỗ hành khô còn lại vào chảo phi vàng và chỉ phi tới khi hanh vàng thì vớt ra vì hành đọng ở mỡ còn sôi sẽ tự cháy thêm.
- Bước 14: Bạn chắt bớt mỡ nước ra và chỉ để lại khoảng chút dầu ăn trong chảo rồi cho gạch cua vào đảo thật đều, thêm tiếp tóp mỡ và hành phi vào đảo cùng. Khi thấy gạch đã chín thì vớt ra bát và phần gạch cua chưng này sẽ giúp tạo thêm màu và mùi thơm của bánh đa.
- Bước 15: Dùng chảo chưng gạch cua đó cho thêm chút mỡ nước và đợi mỡ nóng thì cho cà chua vào xào tới khi mềm ra nhưng vẫn giữ được nguyên hình múi cau. Tiếp đó thêm chút nước mắm rồi đảo đều vớt cà chua ra bát để riêng.
- Bước 16: Tiến hành làm nóng dầu ăn vào trong chảo rồi cho chả cá vào rán ở lửa vừa tới khi vàng đều 2 mặt thì gắp ra đĩa thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn dày khoảng 1cm. Chúng ta tiến hành vớt sườn ra khỏi nồi rồi đổ nước lọc cua vào nồi nước ninh xương. Bạn đun sôi trở lại và cho tôm đã ngâm vào trụng tới khi tôm mềm thì bắt đầu vớt ra.
- Bước 17: Thêm cà chua đun sôi cùng nêm với 2 thìa hạt nêm. Bước tiếp theo cho bánh đa vào trụng sơ qua trong nồi nước sôi riêng trong khoảng 2 phút đến khi chín tới. Cho bánh đa ra và đặt đều vào các bát rồi xếp lần lượt chả lá lốt, chả cá, rau muống, tôm, gạch cua chưng, hành phi và hành mùi để ăn kèm.
- Bước 18: Để làm bánh đa nước: Chúng ta chan đều nước dùng vào bát rồi dùng nóng kèm rau sống, với bánh đa trộn thì hòa tan nước mắm, xì dầu, đường, nước lọc và nước cốt của nửa quả chanh để làm nước trộn bánh đa. Đổ thêm 3 thìa nước trộn vào bát rồi tiếp tục trộn đều. Nếu bạn thích ăn cay có thể thêm chút sate vào ăn cùng với bát nước dùng nhỏ.
Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH LÀM MÌ RAMEN NHẬT BẢN NGON KHÓ CƯỠNG
3. Thưởng thức thành phẩm bánh đa cua
Bánh đa cua mềm dai hương vị vừa phải không bị nát cùng nước dùng đậm đà vị cua, thơm mùi gạch cua và mùi hành, xen lẫn với mùi thơm của chả lá lốt cùng các loại đồ ăn kèm.
Tham khảo thêm: BẬT MÍ CÁCH LÀM MÌ UDON NHẬT BẢN NGON KHÓ CƯỠNG NHƯ NHÀ HÀNG
4. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết giải đáp cách làm bánh đa cua đặc sản Hải Phòng mà Thực phẩm tươi sống đã chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em nội trợ nhiều điều bổ ích về món ăn này. Nếu có câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bạn nhé.