Mì Ramen là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Nhật Bản. Một bát mì ramen bao gồm một tô mì trong nước dùng đậm đà và thường được trang trí với các loại thực phẩm như thịt, rau, trứng, và các gia vị đặc trưng. Món ăn này rất phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới. Hôm nay hãy cùng Thực phẩm tươi sống vào bếp thực hiện món mì ramen ngay nhé!
1. Mì ramen là gì?
Mì ramen là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, được phát triển từ những năm 1900 tại thành phố Yokohama. Mì ramen là một món ăn được ưa chuộng và phổ biến không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Món ăn này bao gồm mì mềm, đầy đặn, được ngâm trong nước dùng có hương vị đậm đà, thường được nấu từ xương heo hoặc gà, cùng với các gia vị như tương miso, đậu nành, tỏi, cà chua, rau tía tô, xà lách và thịt nạc heo, gà hoặc thịt bò.
Nước dùng của mì ramen được coi là “linh hồn” của món ăn này. Nó được nấu trong nhiều giờ để đảm bảo hương vị đậm đà và thơm ngon. Có nhiều loại nước dùng cho mì ramen, bao gồm shio (muối), shoyu (tương miso), tonkotsu (xương heo), và miso (đậu nành).
Mì ramen có nhiều loại, chẳng hạn như: shio ramen (ramen muối), shoyu ramen (ramen tương miso), tonkotsu ramen (ramen xương heo), miso ramen (ramen đậu nành), và nhiều loại khác nữa. Mỗi loại lại có hương vị và cách chế biến khác nhau. Ngoài ra, các loại ramen còn được kết hợp với nhiều loại thịt, rau củ, cua, hải sản để tạo nên hương vị đa dạng và phong phú.
Xem thêm: 5 CÁCH LÀM MỨT PHẾT BÁNH MÌ NGON KHÓ CƯỠNG
2. Các loại mì ramen phổ biến
2.1 Shoyu ramen
Tiếng Nhật, chữ Shoyu có nghĩa là nước tương, vì thế sợi mì Shoyu ramen sẽ có màu nâu khá đặc trưng và hương thơm nhẹ của đậu nành. Bên cạnh đó sợi mì sẽ được làm với kích cỡ nhỏ để giúp nước dùng thấm vào trong và khi chúng ta ăn sẽ có cảm giác ngon miệng.
Nước dùng của Shoyu thường được làm từ thịt gà hầm với rau củ, nước tương và thường được ăn kèm với hành lá, rong biển, trứng luộc,…
2.2 Shio ramen
Shio trong tiếng Nhật Bản có ý nghĩa là muối, vì thế loại ramen này thường được nấu từ rất nhiều loại muối khác nhau hầm với thịt gà hoặc cá, xương heo. Nước dùng Shio là nước dùng lâu đời nhất Nhật Bản dù vậy khá kén người ăn. Nhìn bên ngoài, nước dùng shio ramen có nước dùng màu vàng nhạt, trong và có vị đậm đà. Món này thường được ăn kèm với thịt xá xíu, mận ngâm, chả cá và 1 số rau củ khác.
2.3 Miro Ramen
Miro Ramen xuất hiện tại Hokkaido từ năm 1960. Khác với các loại khác như Shio, Miso, Miro có vị ngọt nhẹ hòa quyện với hương thơm đặc trưng rất hấp dẫn.
Nước dùng của Miro thường được nấu với thịt gà kết hợp với cá, đôi khi còn kết hợp với mỡ heo nấu trong nhiều giờ. Bên cạnh đó, sợi mì của Miso cũng dày, xoăn và dai hơn một số loại mì khác.
2.4 Tonkotsu ramen
Tonkotsu có nước dùng khá đặc, màu trắng nhạt do được hầm từ xương và mỡ heo. Vì thế, món mì này có vị đậm đà, béo ngậy như sữa, vị ngọt thanh từ xương. Tonkotsu có sợi mì khá nhỏ so với các loại mì khác và thường được ăn kèm với thịt heo, gừng, muối chua, một số loại rau.
2.5 Tsukemen ramen
Tsukemen Ramen hay thường được gọi là mì lạnh và thường được người Nhật sử dụng khi thời tiết oi bức. Điểm đặc biệt so với các loại ramen khác đó chính là Tsukemen sẽ được để riêng ra 2 bát: 1 bát mì và 1 bát nước dùng. Khi ăn, người ăn sẽ phải chấm mì cùng với nước dùng để thưởng thức.
Nước dùng mì Tsukemen được hầm trong nhiều giờ với xương heo hoặc cô đặc từ hương vị hải sản, nhiều nơi sẽ nấu với rau củ tùy vào từng nơi chế biến. Vì thế chúng khá đặc, sánh, màu sẫm và có vị đậm hơn các loại ramen khác.
2.6 Sapporo ramen
Mì Sapporo có nguồn gốc từ thành phố Sapporo của tình Hokkaido. Nước dùng của loại mì này sẽ được nấu từ xương heo ninh trong nhiều giờ, tiếp đo cho thêm tương đậu nành miso để tạo thêm độ đặc sánh, đậm đà.
Mì Sapporo thường là loại mì sợi dày, kết hợp với ngô và bơ.
2.7 Hakata ramen
Hakata Ramen có nguồn gốc từ miền nam Nhật bản, thành phố Fukuoka, Kyushu.
Mì ramen này được dùng với nước dùng màu trắng sữa sánh do được ninh với xương heo trong nhiều giờ đồng hồ. Các sợi mì được làm với kích thước nhỏ và mảnh sẽ ăn kèm cùng với chút thịt xá xíu và hành lá.
Món mì Hakata có nước dùng màu trắng sữa khá sánh đặc do được hầm với xương heo trong nhiều giờ.
3. Các nguyên liệu làm mì ramen Nhật Bản đúng chuẩn
- 5 hành baro
- 1 củ cà rốt
- 1 củ khoai tây
- 50g gừng
- 50g tỏi
- 1 ít ớt khô nguyên trái
- 1kg xương ống heo
- 1kg thịt ba rọi
- 100g đường nâu
- 200ml rượu sa kê
- 300ml nước tương đậm
- 50ml rượu mirin
- 5 quả trứng gà đã luộc
- 1 ít vừng
- 5 lá rong biển
- 250g mì sợi ramen tươi
- Muối, tiêu, dầu ăn
Cách chọn thịt lợn ba chỉ tươi ngon
- Xem màu sắc: Thịt lợn tươi thường có màu hồng nhạt đến hồng đậm. Nếu thịt có màu xám hoặc nâu, đó có thể là dấu hiệu của vi khuẩn và không nên mua.
- Kiểm tra mùi: Thịt lợn tươi không có mùi khó chịu, nên nếu thịt có mùi hôi thì có thể bị ôi thiu hoặc không tươi.
- Kiểm tra độ đàn hồi: Khi nhấn vào thịt, thịt tươi sẽ có độ đàn hồi cao, không bị sưng hoặc đầy khí.
- Kiểm tra hạn sử dụng: Hạn sử dụng trên bao bì thịt lợn cũng là một yếu tố quan trọng để xem xét. Chọn thịt có hạn sử dụng còn lâu để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Chọn thịt từ nguồn uy tín: Điều quan trọng nhất là chọn thịt từ các nguồn cung cấp uy tín và đáng tin cậy, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo thêm: BẮT TAY VÀO LÀM BÚN BÒ HUẾ NGON ĐÚNG VỊ
4. Các bước làm mì ramen Nhật Bản
- Bước đầu tiên: ta sẽ đến với bước sơ chế nguyên liệu rau củ, bạn cắt lát 1 củ cà rốt, khoai tây, gừng và tỏi đập dập, cắt khúc 3 hành baro mỗi khúc 3cm. Các rau củ này sau đó sẽ được đem đi trang trí và nấu nước dùng cho mì ramen. Cần lưu ý chọn rau củ quả càng tươi càng ngon. Công đoạn cắt thái cần thái vừa miệng không nên quá to hoặc quá nhỏ để đảm bảo sau khi nấu tất cả nguyên liệu lên sẽ được đều, đẹp mắt. Tiếp theo sơ chế xương ống để làm nước dùng cho mì ramen. Bước này rất quan trọng, khi nước dùng ngon mới giúp đảm bảo được mùi vị của mì. Chúng ta dùng 1 kg xương ống heo chần qua với nước sôi trong khoảng 5-7 phút rồi vớt ra đổ vào thau nước đá. Việc này sẽ giúp thịt giữ được độ ngọt tự nhiên và vị giòn tươi ngon khi nấu. Bạn tiến hành hầm các hỗn hợp nước dùng gồm: hành ba ro, cà rốt, gừng và chút ớt khô nguyên quả, tỏi đập dập, khoai tây, xương ống heo đã chần qua và 3 lít nước. Chúng ta nấu nước dùng từ 5-7 tiếng.
- Bước 2: Tiến hành nấu thịt xá xíu, cẩn thận lóc bì 1kg thịt ba chỉ và thái từng miếng thịt mỏng rồi cuộn tròn thịt lại. Bạn chú ý cuộn chặt tay để thịt không bị bung, để đảm bảo thịt không bị bung, quấn chỉ cuộn tròn xung quanh thịt lại. Tiếp đó rải muối, tiêu đều các mặt cảu cuộn thịt. Tiến hành áp chảo vàng đều các mặt của cuộn thịt vừa ướp với một chút dầu ăn để chống dính và tăng độ béo ngậy cho thịt. Rồi cho cuộn thịt vừa áp chảo vào nồi đun sôi trong 10 phút. Tiếp đó vớt ra đổ vào thau nước đá, ngâm nước đá sẽ giúp cuộn thịt mềm và không bị khô khi thưởng thức.
- Bước 3: Làm nước dùng cho thịt xá xiu, bạn cho 250ml rượu sake, rượu mirin, chút đường nâu để tạo vị ngọt cùng màu vàng cánh gián cho nước dùng, 10g tỏi, gừng đã sơ chế ở bước đầu tiên rồi và cuộn thịt chúng ta vừa áp chảo vào hầm với 1 lít nước trong khoảng 45 phút. Thịt xá xíu vớt ra để nguội rồi thái từng lát mỏng khoảng 0,5cm, nước dùng nấu thịt thì để nguội. Khi nước dùng đã nguội thì cho 5 quả trứng gà đã luộc chín và bóc vỏ vào nồi. Chúng ta ngâm trong khoảng 30 phút.
- Bước 4: Bước tiếp theo là phần pha nước cốt mì, chúng ta sẽ pha theo tỷ lệ 3:1, gồm 3 phần nước dùng và 1 phần nước thịt xá xíu.
- Bước 5: Các thành phần nguyên liệu đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta tiên hành trang trí bằng 2 khúc hành baro, ta đem cắt đôi phần thân màu trắng của sợi baro theo chiều dọc, phần thân xanh thái mỏng thành các khoanh tròn. Cuối cùng đem 2 phần loại ngâm với nước, việc này sẽ giúp hành sau khi cắt sẽ nở đều cong và đẹp mắt, đặc biệt còn giúp giảm vị hăng của hành.
- Bước 6: Bước cuối cùng trình bày món ăn với 250g mì sợi ramen đã luộc sơ trong khoảng 5 phút với nước sôi và vớt ra để ráo. Tiến hành cho mì đã ráo nước vào bát, trứng ngâm thì cắt đôi, 2 loại sợi baro được cắt nang và thái dọc, 5 lát lá rong biển, một chút thịt xá xíu, rắc chút vừng lên trên hai nửa quả trứng ngâm đã cắt đôi.
Tham khảo thêm: NGÂY NGẤT VỚI MÓN CƠM TRỨNG CUỘN KIỂU NHẬT BẢN
Trên đây là cách làm mì ramen Nhật Bản chuẩn vị thơm ngon. Thực phẩm tươi sống hy vọng các bạn đã thu thập cho mình nhiều thông tin hữu ích về món ăn truyền thống Nhật Bản này. Chúc các bạn sẽ thực hiện món mì ramen thành công ngay trong lần đầu tiên vào bếp nhé!