Món ăn đặc sản Tết miền Núi Tây Bắc bạn đã thưởng thức hết chưa?

Must Try

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để đoàn tụ gia đình, mà còn là cơ hội để thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm nét văn hóa vùng miền. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, những món ăn như cơm lam, thịt trâu gác bếp, xôi ngũ sắccá suối nướng pa pỉnh tộp luôn chiếm vị trí đặc biệt trong mâm cơm ngày Tết.

Những món ăn đặc sản Tết miền núi không thể bỏ qua

Thịt muối sấy gác bếp

Thịt lợn, thịt trâu, thịt lợn, cần tẩm ướp gia vị trước khi để lên gác bếp đến khô. Thịt muối gác bếp là món ăn đặc sản của người miền núi, chúng có hương vị rất riêng, thom ngon, cuốn hút.

dac-san-tet-mien-nui-thit-trau-gac-bep
Thịt trâu muối gác bếp

Những người ở vùng núi, cứ vào dịp tết là có truyền thống mổ trâu, để chế biến ra những món ăn ngon khác nhau để chào mừng năm mới.

Cơm lam

Cơm lam là loại cơm phổ biến ở vùng cao được chế biến bằng cách ngâm gạo nếp hoặc gạo tẻ rồi nướng trong ống tre hoặc nứa trên bếp than. Cơm lam khi chín rất thơm, nó có mùi của tre nứa, hương vị thơm mát vô cùng hấp dẫn. 

Bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu là món ăn đặc sản Tết niềm núi của người dân tộc Cơ Tu, vào những dịp tết ở vùng Tây Bắc thì đây là một món ăn không thể thiếu. Ngoài ra bánh sừng trâu còn được người ta gọi là bánh cuốc, nhìn có vẻ giống bánh tẻ nhưng bánh sừng trâu được gói bằng lá đót và không có nhân đỗ xanh. Có thể thay đổi nhân sao cho hợp khẩu vị gia đình. 

dac-san-tet-mien-nui-banh-sung-trau-co-tu
Bánh sừng trâu

Cá suối nướng pa pỉnh tộp

Cá suối nướng pa pỉnh tộp là một món ăn được chế biến bằng cá chép tẩm ướp gia vị như quả mắc khén,rừng tỏi, rau thơm, hạt dổi rừng rồi nướng trên bếp than. Đây là một món ăn rất độc đáo trong ngày lễ tết của người Thái.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là loại xôi có nhiều màu được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên. Đây là loại xôi quen thuộc với người Thái ở Yên Bái hay những người Tày ở SaPa làm. Phần sôi trắng được làm từ gạo nếp bình thường còn màu lá thì lấy từ những lá nếp hay cơm xôi màu vàng nghệ, màu xanh, màu tím từ nếp cẩm, màu đen từ lá cây gùn, màu đỏ từ quả gấc. Xôi ngũ sắc là một món ăn hấp dẫn không thể thiếu trong ngày tết ở miền núi

xoi-ngu-sac
Xôi ngũ sắc

Món cá, thịt trâu nấu trong ống nứa

Những món ăn được nấu trong ống nứa được coi là món yêu thích của người dân vùng cao và cũng là những món ăn truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Nguyên liệu để làm những món này là cá bắt ở sông lớn rồi xông khô lại , bỏ vào ống nứa gác trên giàn bếp như thịt trâu khô hoặc với những ống nứa lớn có thể chế biến tươi.

Ngoài cá, còn có rất nhiều món khác được dùng ống nứa để nướng như thịt trâu- một món được nướng khá cầu kỳ nhưng mang lại cảm giác thơm ngon, hấp dẫn. 

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen là món khá phổ biến với người Tày. Bánh thường được làm trong dịp tết với những nguyên liệu được chọn lọc một cách cầu kỳ từ lá dong rừng cho đến nếp nương ngâm thịt lợn rừng, cây núc nác  và chúng được gói theo hình trụ như bình thường mọi người vẫn thường làm.

banh-chung-den
Bánh chưng đen

Gà nướng lá mắc khén

Để tạo ra một món ăn độc đáo, hấp dẫn, thơm ngon thì ta không thể không nhắc tới hạt mắc khén. Đây là loại gia vị rất thơm thường được dùng để ướp đồ ăn. Đặc biệt mắc khén khô được dùng để chế biến món gà nướng tạo ra vị chua ngon, hòa quyện với vị ngọt của thịt gà tạo ra một món ăn hấp dẫn. Đây là món ăn thường được dân tộc Nùng Phàn Sìn chế biến trong ngày tết. 

ga-nuong-mac-khen
Gà nướng mắc khén

Rượu ngô, rượu cần

Trong những đồ uống truyền thống, không thể không nhắc tới rượu cần, rượu ngô, đây được coi là thức uống đặc sản của đồng bào  H’Mông, Dao trong các dịp lễ Tết. Đây là loại rượu được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, vừa đảm bảo sức khỏe lại tạo hương thơm nồng nàn, ấm áp khó quên. 

Xem thêm các loại gia vị Tết giúp món ăn hấp dẫn tại đây

Nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng trong món ăn truyền thống miền núi

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các món ăn truyền thống của người dân miền núi không chỉ mang hương vị độc đáo mà còn giàu chất dinh dưỡng. Thịt trâu gác bếp cung cấp nguồn protein cao, giúp bổ sung năng lượng trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó, cơm lam chứa nhiều vitamin B từ gạo nếp, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

nghien-cuu-ve-dac-san-Tay-Bac
Nghiên cứu về Đặc sản Tây Bắc

Ngoài ra, các loại gia vị đặc trưng như mắc khénhạt dổi trong các món cá, thịt nướng cũng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa lão hóa. Theo Tổ chức Nghiên cứu Dinh dưỡng Thực phẩm Quốc tế (IFPRI), những loại gia vị này không chỉ mang lại hương vị đậm đà mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Kinh nghiệm từ chuyên gia về món ăn Tết miền núi

Theo Tiến sĩ Vũ Đức Mạnh, một chuyên gia về ẩm thực dân gian, các món ăn Tết miền núi không chỉ là thức ăn mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Những nguyên liệu như thịt trâu, cá suối, và gạo nếp được chế biến từ nguồn tự nhiên sẵn có, không qua quy trình công nghiệp, đảm bảo giữ được hương vị nguyên bản và dinh dưỡng cao.

chuyen-gia-noi-ve-sac-san-tay-bac
Chuyên gia nói gì?

Đặc biệt, Bác sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Thanh Hương chia sẻ rằng, việc sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá dong, gạo nếp nương trong món bánh chưng đen của người Tày không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn giúp giảm thiểu các chất phụ gia công nghiệp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Những câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Thịt trâu gác bếp có tốt cho sức khỏe không?

Trả lời: Thịt trâu gác bếp chứa nhiều protein và ít chất béo, giúp bổ sung năng lượng và duy trì cơ bắp. Tuy nhiên, do món ăn này thường có hàm lượng muối cao, nên cần ăn điều độ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

thit-trau-gac-bep
Thịt trâu gác bếp

2. Làm thế nào để cơm lam thơm ngon nhất?

Trả lời: Để cơm lam đạt được hương vị ngon nhất, bạn cần chọn loại gạo nếp ngon, ngâm gạo đủ lâu trước khi nướng và sử dụng ống tre hoặc nứa tươi. Nướng cơm lam trên bếp than để giữ được hương vị tự nhiên của gạo và ống tre.

Kết luận

Các món ăn Tết miền núi không chỉ là những đặc sản độc đáo mà còn mang đậm nét văn hóa và tinh thần của người dân vùng cao. Từ cơm lam, thịt trâu gác bếp cho đến xôi ngũ sắc, tất cả đều góp phần tạo nên bức tranh ẩm thực phong phú, thể hiện sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Nếu bạn có cơ hội, hãy thử những món ăn này để cảm nhận hương vị đặc trưng của núi rừng trong dịp Tết.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -spot_img

Latest Recipes

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img