Bỏ túi 6 công thức pha chế nước ép rau xanh tốt nhất cho sức khỏe

Must Try

Ngay nay nước ép rau xanh ngày càng trở nên phổ biến và có thể thay thế nước ép trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại nước ép rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và tăng cường đề kháng tốt cho cơ thể. Hôm nay hãy cùng Thuc pham tuoi song cùng tìm hiểu các công thức pha chế nước ép rau xanh tốt cho sức khỏe nhé!

1. Một số tác dụng tuyệt vời của nước ép rau xanh với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rau xanh và nước ép là 2 nguồn cung cấp tuyệt một số loại vitamin, khoáng chất và các chất thực vật có lợi. Giả dụ như, cải xoăn có chứa vitamin A, K. Còn cỏ lúa mì giàu vitamin C và sắt. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra ăn rau xanh hàng ngày có thể giúp giảm viêm, nguy cơ mắc bệnh tim và giảm các bệnh liên quan đến tâm thần do tuổi tác.

nuoc-ep-rau-xanh1

Uống nước ép rau xanh thường xuyên sẽ làm giảm táo bón, duy trì cân nặng và cải thiện các chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhiều người chỉ ra rằng, uống rau củ xanh và trái cây là cách dễ dàng, hiệu quả để tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong rau củ. 

Một số người, phẫu thuật dạ dày hoặc đường tiêu hóa nên uống nước ép rau xanh để dễ dàng tiêu hóa hơn.

Xem thêm: BẠN SẼ PHẢI BẤT NGỜ VỚI CÁC LOẠI NƯỚC ÉP RAU CỦ TRỊ TÁO BÓN DƯỚI ĐÂY 

2. 6 công thức pha chế nước ép rau xanh

2.1 Nước ép rau cải xoăn

Nước ép cải xoăn được nhiều người ưa thích bởi hương vị và các chất bổ dưỡng mà loại rau xanh này mang lại cho cơ thể. Tác dụng đặc biệt của nước ép rau cải xoăn như là tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, chống ung thư hiệu quả, tốt cho xương khớ và não bộ,… Ngoài ra còn với các chị em, nước ép rau xanh còn giúp làm đẹp da và giảm cân hiệu quả.

Các nguyên liệu làm nước ép rau cải xoăn

Các bước làm nước ép rau cải xoăn

Bước 1: Rau cải xoăn mua về rửa sạch với nước muối. Gọt vỏ gừng rồi rửa sạch và để nguyên củ.

Bước 2: Tiến hành cho cải xoăn đã bẻ đôi, 2 củ gừng và 300ml nước lọc vào máy xay sinh tố hoặc nước ép. Tiếp đó, dùng nửa quả chanh vắt vào hỗn hợp và bắt đầu xay nhuyễn hỗn hợp trong khoảng 1 phút.

Bước 3: Sau khi xay nhuyễn xong thì dùng rây lọc để lọc lấy nước cốt rồi rót ra ly hoặc chén là chúng ta có thể thưởng thức nước ép rau cải xoăn. 

Nước ép rau cải xoăn thành phẩm là sự kết hợp giữa vị đắng nhẹ cùng vị chua chua của chanh và vị cay the của gừng chắc chắn là thức uống lạ miệng, thơm ngon.

2.2 Nước ép bắp cải 

Nước ép rau bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa, làm giảm tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Nước uống này chứa nhiều vitamin C, đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và chống oxy hóa mạnh mẽ. 

Đặc tính có trong nước ép bắp cải được tìm thấy là có khả năng chống ung thư. Một số nghiên cứu cho biết, nước ép bắp cải có thể giết chết các tế bào ung thư vú.

Nguyên liệu làm nước ép rau bắp cải

Cách làm nước ép rau bắp cải

Bước 1: Bắp cải bóc từng lá, rửa nhiều lần với nước sạch, thái đôi từng lá theo sống lá rồi chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. 

Bước 2: Tiến hành dùng máy ép, ép lấy nước. Cho các lá đã rau bắp cải đã sơ chế vào máy. Tiếp theo lấy rây lọc bã rau bắp cải và chỉ lấy nước cốt. Theo tính toán, 1kg bắp cải tươi ép cho ra khoảng 500-700ml nước ép rau bắp cải. Nước ép rau bắp cải có màu vàng xanh, thơm đặc trưng và có vị ngọt. 

Nếu các bạn không có máy ép thì khi chần rau xong, chúng ta có thể cho vào cối sạch và giã nát rồi lấy rây hoặc khăn xô để gạt bã lấy riêng phần cốt. Nước ép rau bắp cải thu được nên dùng luôn và không  thể bảo quản lâu ở nhiệt độ thường vì trong chúng có chứa hợp chất sunfua.

nuoc-ep-rau-xanh2

Xem thêm: (Top 7) loại rau Đà Lạt ngon sạch, đảm bảo có nhiều trong mùa hè

2.3 Nước ép súp lơ

Trong súp lơ có chứa 90% nước, 7% carbohydrates, 3% protein, nhìn vào thành phần dinh dưỡng chúng ta cũng có thể thấy được sự bổ dưỡng của nước ép súp lơ. Lợi ích nổi bật của súp lơ như: giúp ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da, chống lão hóa

Nguyên liệu làm nước ép súp lơ

Cách làm nước ép súp lơ

Bước 1: Súp lơ khi mua về bạn dùng dao tách phần bông tròn xanh thành từng bông nhỏ, vừa miếng và bỏ đi phần cuống phía dưới. 

Bước 2: Tiếp đến bạn cho súp lơ xanh vào ngâm trong nước muối hòa tan trong khoảng 5-10 phút rồi rửa kỹ với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và sâu bọ bên trong bông của súp lơ, vớt ra rồi để ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Cho lần lượt từng miếng bông súp lơ đã sơ chế xong vào máy ép hoặc xay sinh tố. Nếu dùng xay sinh tốt, khi xay nhuyễn xong  thì lấy rây để gạt bã và lấy phần nước cốt. 

Nước ép súp lơ xanh nguyên chất thành phẩm có màu xanh mướt, có vị hơi chua nhẹ và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và đặc biệt cải thiện tốt cho làn da. 

2.4 Nước ép rau cần tây

Chúng ta nên uống nước ép cần tây mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. Vì nước ép cần tây có chứa các hợp chất ngừa ung thư hiệu quả như: Acetylenic, Axit phonolic, các dinh dưỡng thực vật. Ngoài ra nước ép cần tây còn có lợi ích: giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp, ngừa rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu,….

Nguyên liệu làm nước ép rau cần tây thơm ngon

Cách làm nước ép rau cần tây

Bước 1: Lấy dao sắc cắt bỏ phần rễ rau cần tây rồi đem cần tây rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 5-10 phút. Sau đó rửa lại với nước trắng trong nhiều lần rồi cắt thành khúc để cho vừa miệng với máy ép hoặc máy xay sinh tố. 

Bước 2: Cho từ từ lần lượt rau cần tây vào máy ép hoặc máy xay sinh tố. Với máy xay sinh tố chỉ lấy nước ép và bỏ bã. Đổ ra ly và thưởng thức nước ép rau cần tây. Sau khi ép chúng ta nên uống luôn để đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong nước ép cần tây không bị biến đổi gây ra các tác dụng phụ.

nuoc-ep-rau-xanh3

2.5 Nước ép dưa chuột

Dưa chuột là rau củ cực nổi tiếng với các chị em với tác dụng làm đẹp da, giảm cân. Ngoài ra, giúp giảm cân hiệu quả, điều hòa huyết áp, ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe mắt và xương,…

Nguyên liệu làm nước ép dưa chuột thơm ngon

  • Dưa chuột( Cần chọn những quả dưa chuột non, dài, không bị dập)
  • Chanh
  • Nước đường 
  • Nước lọc
  • Đá 

Các bước làm nước ép dưa chuột

Bước 1: Dưa leo mua về rửa sạch, thái bỏ 2 đầu chóp của dưa leo. Gọt vỏ rồi cắt dưa leo thành từng khoanh hoặc cắt khúc.

Bước 2: Cho lần lượt các miếng dưa leo đã cắt vào máy ép. 

Bước 3: Đổ nước ép dưa leo ra chén hoặc ly rồi thêm chút nước cốt chanh và đường hòa chung. Vậy là hoàn thành thành phẩm nước ép dưa chuột thơm nhẹ, vị ngon và có màu xanh đẹp mắt.

Xem thêm: 7 LOẠI TRÁI CÂY CÓ LỢI MÀ BẠN NÊN BẮT ĐẦU ĂN

2.6 Nước ép rau má

Ngoài là loại rau thơm được ưa thích, rau má còn là nguyên liệu để làm nước ép rất phổ biến. Không chỉ thơm ngon, nước ép rau má còn có rất nhiều tác dụng như: cải thiện trí nhớ, duy trì hệ thần kinh, cải thiện hệ miễn dịch, ngừa rụng tóc,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm nước ép rau má

Cách làm nước ép rau má 

Bước 1: Đầu tiên, rau má mua về nhặt bỏ lại các lá dập úng và héo úa, chỉ giữ lại các lá non để sơ chế. 

Bước 2: Tiếp theo, lấy toàn bộ phần rau má vừa nhặt ngâm vào chậu nước muối pha loãng khoảng 30 phút rồi rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo. 

Bước 3: Cho từ từ rau má vào máy ép để lấy nước cốt. Khi đã ép xong thì đổ nước cốt ra ly. 

Nước ép rau má có màu xanh rất bắt mắt và có hương thơm đặc trưng dịu nhẹ.

Xem thêm: BẬT MÍ CÁC LOẠI RAU THƠM PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

3. Lưu ý các tác dụng phụ của nước ép rau xanh

3.1 Hạn chế kết hợp nước ép rau xanh với một số thực phẩm

3.1.1 Nước ép rau xanh không nên pha với sữa

Trong sữa có chứa hàm lượng protein lớn nếu kết hợp với axit tartaric trong rau xanh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và có thể gây đau bụng, khó tiêu. Vì vậy, nên uống nước ép tươi nguyên chất và không nên pha chung với sữa tránh gây áp lực cho đường ruột. 

3.1. 2 Nước ép rau xanh hạn chế pha thêm nước

Rất nhiều người có thói quen là pha thêm nước vào nước ép rau xanh để uống nhưng đây thực chất là quan niệm sai lầm. Bởi vì nếu thêm nước vào thì lượng vitamin trong nước ép rau xanh sẽ bị giảm hoặc có thể bị mất đi, nên cần tránh thêm nước vào nước ép rau xanh tránh trường hợp mất các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

3.1.3 Nước ép rau xanh hạn chế pha thêm đường

Muốn uống nước ép rau xanh tốt cho sức khỏe thì nên hạn chế pha thêm đường. Hầu hết trong các loại nước ép rau xanh đều chứa một lượng đường tự nhiên nhất định. Khi pha thêm đường sẽ tăng độ ngọt cũng như sẽ gây ra lượng đường dư thừa hấp thụ vào cơ thể.

Tham khảo thêm: 20 CÔNG THỨC NƯỚC ÉP VÀ SINH TỐ CHO NĂNG LƯỢNG VÀ SỨC SỐNG

3.2  Tác dụng phụ của nước ép rau củ 

uống nước ép rau xanh là phương pháp tuyệt vời để tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe, dù vậy chúng cũng có một số nhược điểm, tác dụng phụ cần cân nhắc trước khi sử dụng: 

3.2.1 Nước ép rau xanh rất ít chất xơ

Nước ép rau xanh là nước ép sẽ bị loại bỏ phần lớn các chất xơ có trong rau xanh. Chất xơ rất quan trọng với người có chế độ ăn uống lành mạnh. Nước ép rau xanh phần lớn không chứa nhiều chất xơ, vì thế không cần thay thế rau xanh hoặc trái cây hàng ngày của bạn. Nếu nhiều người muốn bổ sung nước ép rau xanh vào thực đơn thì vẫn cần chế độ ăn nhiều rau và trái cây. 

3.2.2 Nước ép rau củ làm tăng đường trong máu

Nếu người bị tiểu đường hoặc các bệnh lý khác liên quan đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém thì nước ép rau xanh không phải là lựa chọn tốt nhất. Nước ép rau xanh có xu hướng ít chất xơ và protein, các chất dinh dưỡng này hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách kết hợp nước ép rau xanh với các bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ để cân bằng cung cấp chất xơ và protein. Ví dụ như bánh quy hạt lanh với phô mai, rau với salad cá ngừ,… 

3.2.3 Nước ép rau củ có thể gây hại cho thận

Nước ép rau xanh có thể gây hại cho thận nếu lạm dụng quá nhiều. Còn nếu uống nước ép rau xanh một cách điều độ thì có thể tăng lượng chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, rau xanh có chứa axit oxalic hoặc oxalate, được xem là chất kháng dinh dưỡng do nó liên kết với các khoáng chất trong thực phẩm và ngăn chặn đường tiêu hóa hấp thụ các chất khoáng. Hàm lượng oxalate từ rau xanh trong chế độ ăn uống hợp lý không có hại, dù vậy nước ép rau xanh có chứa nhiều oxalat đậm đặc. Khi hấp thụ quá nhiều oxalat có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gồm cả sỏi thận, suy thận. 

4. Nên uống nước ép rau củ vào thời điểm nào là tốt nhất?

Có rất nhiều người thắc mắc: Nên uống nước ép rau củ vào thời điểm nào là tốt nhất? Khi bắt đầu tập uống nước ép rau củ, uống đúng cách sẽ đóng vai trò quan trọng và người dùng phải tính toán thời gian uống hợp lý để đảm bảo hiệu quả hấp thụ tốt nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống các loại nước ép rau xanh khi bụng rộng hoặc trước ăn 30 phút, sau bữa chính 2 tiếng sẽ là thời gian hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng, cùng như vitamin một cách nhanh nhất.

nuoc-ep-rau-xanh4

Uống nước ép rau xanh vào buổi sáng cũng là thời điểm tuyệt vời giúp chúng ta dễ tiêu hóa và giảm cân hiệu quả hơn. Nếu bạn lo lắng về vấn đề axit trong rau xanh sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày thì có thể hoàn toàn yên tâm khi nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các nước ép nên hầu hết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 

Xem ngay: 5 CÔNG THỨC MIX NƯỚC ÉP CỦ DỀN GIẢM CÂN HIỆU QUẢ 

Trên đây là một số kiến thức cũng như cách pha chế nước ép rau xanh tự nhiên hiệu quả tại nhà. Thuc pham tuoi song hy vọng các bạn đã có những kiến thức mới về nước ép rau xanh để thêm vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -spot_img

Latest Recipes

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img