Việc sử dụng các loại rau thơm, thảo mộc rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi loại rau thơm như tía tô, diếp cá, thì là,… là những loại rau thơm quen thuộc với chúng ta. Mỗi loại rau đều có công dụng, đặc điểm hương vị riêng. Hôm nay hãy cùng thucphamtuoisong tham khảo các loại rau thơm phổ biến tại Việt Nam nhé!
1. Rau thơm là gì?
Rau thơm hay còn gọi là rau gia vị là những loại rau mọc hoang dã tự nhiên, được con người thu hoạch về để làm gia vị ăn kèm cùng các món chính. Ngoài ra các loại rau thơm còn được chế biến thành các món ăn như gỏi, cuốn để tăng hương vị cho món ăn hoặc có một số loại có thể ép thành nước uống hàng ngày.
Đặc biệt rau thơm phù hợp để kết hợp cùng các loại cá, tôm, hải sản để khử bớt vị tanh. Nhờ đặc tính có mùi thơm riêng biệt nên các loại rau thơm như: húng lủi, thì là,… được rất nhiều bà nội trợ sử dụng trong các bữa ăn Việt Nam.
2. Tác dụng của các loại rau thơm
Ngoài việc rau thơm ăn sống kèm với các món ăn trực tiếp hoặc chế biến các món ăn ngon. Theo Đông Y, vì có đặc tính thơm, nhiều chất dinh dưỡng. Nên rau thơm chứa nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người: giải cảm, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe,…
Xem thêm: 7 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ SỨC KHỎE THẦN KINH
3. Một số loại rau thơm phổ biến tại Việt Nam
2.1 Tía tô
Tía tô là cây thuộc họ hoa môi, phổ biến tại Việt Nam. Đặc điểm rau tía tô có lá hơi cứng, màu tím và được dùng sử dụng phổ biến hàng ngày ăn kèm với các món nộm, phở, gỏi,... Ngoài ra rau gia vị trong các món canh, cháo. Các loại rau tía tô không thể thiếu trong các món bún riêu cua, lẩu riêu.
Tía tô là rau gia vị rất phổ biến, có hương thơm mát dễ chịu nên thường được ăn kèm với các loại thịt, cá. Đặc biệt các rau tía tô có tính ấm, vị cay có tác dụng giải cảm, chữa ho và giảm đau. Tía tô còn có tác dụng giải độc nếu ngộ độc do ăn hải sản. Ngoài ra nước ép tía tô còn là nước uống giảm cân, đẹp da hiệu quả cho chị em.
Tham khảo thêm: NƯỚC DETOX GIÚP ĐẸP DA, GIẢI ĐỘC, THANH LỌC CƠ THỂ HIỆU QUẢ
2.2 Rau mùi ta
Rau mùi ta là cây thân thảo còn được gọi là rau mùi, rau ngò, ngò rí, loại rau này có nguồn gốc từ các nước Tây Nam Á và Châu Phi. Rau mùi ta là một trong các loại rau thơm “quốc dân” với độ phổ biến của nó. Rau mùi ta có hương thơm rất dễ chịu, tốt cho sức khỏe. Mùi hương có ngò rí được tả như hương chanh với vị chua nhẹ.
Ngoài ra, rau mùi ta có vị cay và mùi thơm vì vậy chúng có công dụng tuyệt vời như: long đờm, lợi sữa, giải nhiệt.
2.3 Rau bạc hà
Bạc hà và kinh giới thường nhầm lẫn với nhau về hình dạng. Đặc điểm dễ nhận dạng của bạc hà là có lá mọc đối nhau, dạng hình bầu dục, lá viền răng cưa và cuống lá ngắn. Từ lâu bạc hà đã nổi tiếng có vị the mát, hương vị dịu mát. Bạc hà được sử dụng rất phổ biến để trang trí đồ uống, bánh hoặc dùng làm rau ăn sống. Ngày nay, bạc hà còn được điều chế làm tinh dầu và nước hoa. Theo nhiều chuyên gia Đông Y, bạc hà có tính cay, nóng mùi thơm dễ chịu vì thế bạc hà là loại thuốc quý trong việc chữa cảm cúm, đẩy hơi, lợi tiêu hóa,… Còn tinh dầu bạc hà sẽ làm giảm cơn hen suyễn, làm giảm vết cắn côn trùng,…
Tham khảo ngay: HÉ LỘ + 6 CÁCH GIẢM ĐAU RÁT CỔ HỌNG TẠI NHÀ NHANH NHẤT
2.4 Rau húng quế
Rau húng quế còn được nhắc với tên gọi khác như rau quế, húng chó,… Rau húng quế là rau ăn kèm không thể thiếu trong các món bún, phở, lòng heo.
Hạt của loại rau gia vị này còn được dùng để nấu các món chè, nước giải khát và làm đẹp. Ngoài ra lá húng quế còn là loại thuộc hiệu quả điều trị các bệnh như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, viêm da,…
2.5 Rau thì là
Rau thì là thuộc loại cây thân thảo, rỗng mọc xen kẽ, mềm và không có cuống. Lá thì là có hương thơm và vị ngọt, tính nồng ấm, khử được mùi tanh. Vì thế rau thì là là rau thơm rất tốt trong việc tăng hương vị cho các món ăn. Đặc biệt với các món cá không thể thiếu loại rau thơm này. Rau thì là giúp khử mùi tanh của các cũng như một số loại thực phẩm vị tanh khác đồng thời làm tăng hương vị món đó. Trong Đông Y, rau thì là là vị thuốc rất thông dụng, hạt vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, trị đau bụng và đau răng.
2.6 Rau cần tây
Rau cần tây có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, mép lá lượn tai bèo. Lá cần tây được xẻ thành 3 mảng hoặc không tùy theo điều kiện phát triển của cây. Hoa cần tây nhỏ màu trắng nhạt, xanh lục nhạt gồm nhiều tán. Rau cần tây là rau gia vị được dùng phổ biến trong các món ăn nhẹ, ít calo và có thể mang lợi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, cần tây được sử dụng để chế biến các món xào, salad. Bên cạnh đó cần tây còn nổi tiếng với nhiều chị em khi được sử dụng để ép lấy nước uống dùng để giảm cân.
2.7 Rau mùi tàu
Rau mùi tàu còn được gọi là ngò gai, rau mùi, ngò tàu,… Rau mùi tàu thuộc cây thân thảo thấp với lá thuôn dài, lá có viền răng cưa. Phần được sử dụng chủ yếu của mùi tàu là phần lá. Lá mùi tàu thường được dùng làm rau gia vị, hương liệu trong các món ăn chính. Các món không thể thiếu rau mùi tàu là canh măng, phở hoặc cà ri,… Bên cạnh đó mùi tàu còn dùng để trang trí các món ăn. Mùi thơm của mùi tàu rất đặc trưng và cuốn hút. Rau mùi tàu giống như hành lá không phải ai cũng có thể ăn được. Rau mùi tàu còn có tác dụng điều trị các bệnh như đầy hơi, ốm, sốt,…
Xem ngay: NHỮNG MÓN ĂN TRỊ HO ĐỜM TỐT MÀ BẠN NÊN BIẾT.
2.8 Rau diếp cá
Rau diếp cá hay gọi là rau giấp cá, lá giấp. So với các loại rau thơm thì rau diếp cá khá kén người ăn vì loại rau này có mùi hơi tanh. Còn với những người ăn quen rau diếp cá, thì được mô tả có vị bùi, thơm ngon, mát và giàu dinh dưỡng. Rau diếp cá thường ăn kèm với các loại rau thơm khác, các món gỏi, bánh xèo,… Loại rau này có hỗ trợ tốt cho đường tiết niệu, trị bệnh trĩ hiệu quả. Chúng ta có thể đập dập rau diếp cá rồi bôi lên vết thương để sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Ngoài ra, rau diếp cá nổi tiếng với nước ép diếp cá giúp giải nhiệt cơ thể vào mùa hè vô cùng hiệu quả.
Xem thêm: TRÀ THẢO MỘC LÀ GÌ? NGUỒN GỐC VÀ CÁC LOẠI TRÀ THẢO MỘC TỐT CHO SỨC KHỎE
2.9 Rau kinh giới
Rau kinh giới là loại rau được sử dụng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là các món nộm. Loại rau này được xem là nguyên liệu không thể thiếu trong món bún đậu mắm tôm. Hương vị của rau kinh giới thường sẽ giúp tăng mùi vị cho món ăn và giảm mùi.
Đặc biệt, rau kinh giới được xem là loại rau thơm, là vị thuốc chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Giúp trị cảm lạnh, lợi tiểu, khàn tiếng,… hiệu quả. Kinh giới có vị thơm mát dễ chịu, ít nồng nên thường được ăn sống cùng với các loại rau gia vị khác,… để tăng hương vị cho món ăn. Kinh giới có tính nóng nên hỗ trợ tốt chứng ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa cảm gió,… Ngoài ra, rau kinh giới khi dùng chung với tía tô, hương nhu, thì có thể trị viêm họng, nôn mửa.
4. Một số lưu ý khi sử dụng các loại rau thơm
Các loại rau thơm là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn tại Việt Nam. Tuy vậy chúng ta cũng nên cần lưu ý khi ăn các loại rau thơm. Hiện nay, việc đảm bảo an toàn thực phẩm được nhiều người quan tâm, bạn nên mua các loại rau thơm ở những nơi uy tín, có kiểm định chất lượng rau thơm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra có những thực phẩm không nên ăn cùng rau thơm như: Thịt gà không nên kết hợp với rau kinh giới, rau răm với thịt gà tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa, rau mùi tránh ăn cùng với nội tạng động vật.
Xem thêm: KHÁM PHÁ NHỮNG LOẠI RAU CỦ QUẢ NÊN NẤU CHÍN VÀ KHÔNG NÊN NẤU CHÍN.
Trên đây là một số các loại rau thơm phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng Thucphamtuoisong đã đưa những tham khảo bổ ích về các loại rau thơm để làm bữa ăn gia đình thêm đặc sắc.