Bánh trôi nước là món ăn vô cùng ý nghĩa và nổi tiếng tại Việt Nam, đặc biệt vào ngày 3/3 Tết Hàn thực của người Việt. Hôm nay hãy cùng Thuc pham tuoi song khám phá cách làm bánh trôi nước ngon chuẩn vị trong mâm cỗ của người Việt nhé!
1. Ý nghĩa bánh trôi nước trong mâm cỗ của người Việt Nam
Mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch, người Việt đã sáng tạo ra một món bánh đặc biệt để dâng lên ông bà tổ tiên vào những dịp này để nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn với người đi trước. Trong lễ Hàn Thực, các thành viên trong gia đình thường tụ họp với nhau dọn dẹp bàn thờ nhà cửa chu đáo, lau chùi bàn thờ cúng ông bà tổ tiên và cuối cùng sẽ quây quần bên mâm cơm.
Bánh trôi là bánh tượng trưng cho thức ăn nguội, mang tính mát, là Hàn Thực, món bánh này nhằm gửi gắm tâm đức của con cháu lên tổ tiên. Bánh còn có hình dáng tròn, nhỏ, xếp đều và mang nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa bánh trôi nước còn là tượng trung cho cho hình tượng mẹ Âu Cơ mang trong mình bọc trăm trứng theo truyền thuyết.
Các nguyên liệu chính làm nên món bánh này là bột gạo và đậu xanh, đây chính là hai sản vật của ngành nông nghiệp lúa nước người Việt, là lễ vật cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Xem thêm: TÌM HIỂU Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VÀ KHÁM PHÁ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÂM CỖ BA MIỀN.
2. Cách làm bánh trôi nước truyền thống đơn giản
2.1 Nguyên liệu
- Bột nếp 220 g
- Bột gạo 50 g
- Muối 1/2 thìa cà phê
- Đường phên 50g( có thể thay bằng nồi thốt nốt)
- Mè rang 20g
2.2 Cách chọn bột
Ngày nay, trên thị trường để làm bánh trôi nước thường được chia thành 2 loại bột phổ biến: bột gạo và bột nếp. Thông thường cả 2 loại bột này đều có hình dáng và màu sắc tương đồng, rất dễ nhầm lẫn nếu chúng ta không biết cách phân biệt.
Để chọn bột nếp làm bánh trôi ngon đầu tiên chúng ta nên quan sát màu sắc của bột và độ tươi mới. Chúng ta nên chọn bột có màu trắng đục nếu muốn mua bột gạo và màu trắng tinh nếu muốn mua bột nếp. Khi bạn sờ tay vào bột sẽ có cảm giác mịn, nhìn bằng mặt không có tạp chất hoặc màu sắc khác lạ hoặc sinh mối mọt vào bột.
Ngoài ra, bạn nên chọn loại bột có màu tươi, có nhãn hiệu rõ ràng và cần được đóng gói lại cẩn thận tại của hàng uy tín, tránh mua những loại bột đóng thành các bao lớn vì nhiều khả năng đây là bột không được bảo quản tốt, dễ bị mối mọt hoặc các côn trùng, vi khuẩn tấn công khiến bột hư hỏng.
2.3 Các thực hiện
Bước 1: Bạn cho vào bát 220g bột nếp, 50g bột gạo tẻ, ½ thìa cà phê muối và tiến hành trộn đều. Tiếp theo dùng tay nhồi bột cho tới khi thành một khối mịn dẻo và lấy mang bọc thực phẩm bọc kín bát bột lại, cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
Bước 2: Chia bột bánh đã nghỉ thành từng viên vừa ăn bằng nhau. Tiếp đó, bạn cho đường phên vào giữa và gói bột, bọc kín phần nhân lại, vo tròn. Tránh để hở nhân bánh.
Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước đun sôi lên rồi thả bánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ đều để tránh bánh không dính vào nhau. Bánh bắt đầu nổi lên thì vớt bánh ra thả vào bát nước lạnh khoảng 3 phút.
Bước 4: Bánh nguội thì vớt ra đĩa và rắc mè rang lên trên. Vậy là hoàn thành món bánh trôi nước truyền thống ngon mà đơn giản.
3. Cách làm bánh trôi nước nâng cao
3.1 Bánh trôi nước ngũ sắc
3.1.1 Nguyên liệu
3.1.1.1 Phần vỏ bánh
Màu xanh lá cây
Màu xanh nước biển
- 50g bột nếp
- 5g bột tẻ
- Muối
- 40 ml nước
- Hoa đậu biếc
Màu đỏ
- 50g bột nếp
- 5g bột tẻ
- Muối
- 40 ml nước
- Củ dền
Màu tím
- 50g bột nếp
- 5g bột tẻ
- Muối
- 40 ml nước
- Lá cẩm
3.1.1.2 Phần nhân bánh
3.1.2 Các thực hiện
Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần tạo nước màu. Để tạo nước màu, bạn cần xay nhuyễn lá dứa và củ dền rồi lọc qua rây để lấy nước. Hoa đậu biếc thì bạn ngâm với nước sôi trong khoảng 15 phút. Còn lá cẩm nấu trong nồi 10 phút.
Bước 2: Cho từng nước màu vào các khối bột và nhồi lần lượt từng khối để thành khối bột mịn và dẻo. Ủ bột trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Sau khi ủ xong, các bạn vo các viên bột nếp lại thành từng viên tròn rồi dùng viên đường mật ấn vào giữa từng viên bột. Sau đó nặn sao cho phần bột phủ kín phần nhân bên trong phần bột.
Bước 4: Bạn đặt một nồi nước đun đến khi sôi rồi thả từng viên bánh trôi vào. Khi bán nổi lên mặt nước là dấu hiệu bánh đã chín thì vớt ra và cho ngay vào chậu nước lạnh. Cuối cùng vớt ra đĩa. Bánh màu thì bạn nên thay nước khi luộc xong một màu để tránh tình trạng màu bị pha lẫn nhau làm mất màu.
Xem ngay: NHỮNG MÓN NGON NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN KHÔNG THỂ BỎ QUA TRONG MÂM CƠM NGƯỜI VIỆT
3.2 Bánh trôi nước cốt dừa
3.2.1 Nguyên liệu
- Đậu xanh xát vỏ
- Bột nếp
- Bột năng
- Nước dừa
- Nước cốt dừa
- Đường
- Muối
- Dừa bào sợi
3.2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch đậu xanh và ngâm trong nước ấm, nóng từ 1-2 giờ đồng hồ cho đậu mềm, khi nấu sẽ nở nhanh nhừ hơn. Sau khi ngâm xong thì bạn vo lại đậu một lần nữa cho sạch rồi vớt ra rổ, để ráo.
Bước 2: Tiếp theo làm chín đậu xanh bằng cách hấp trong nồi cơm điện hoặc có thể đun trên lửa vừa.
Bước 3: Khi đậu xanh trong nồi bắt đầu sôi thì bạn dùng đũa sạch đảo đều và đun thêm 15-20 phút nữa cho chín rồi đổ ra bát. Chúng ta tiến hành chia đậu xanh thành 2 phần: 30g làm nhân bánh, còn lại thì để nấu cùng với nước dừa.
Bước 4: Cho phần đậu xanh làm nhân vào máy xay, xay nhuyễn cùng với 100ml nước và đường, muối. Đổ hỗn hợp đậu xanh vừa xay ra bát và để nguội nếu chúng còn nóng. Sau đó bạn dùng tay sạch hoặc đeo bao tay vo tròn đậu xanh thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Bước 5: Đổ bột nếp vào một bát sạch cùng chút muối. Đổ từ từ nước ấm vào bát, khi đổ thì vừa dùng tay vừa nhào để bột được dẻo tránh vón cục. Tiếp theo dùng màng bọc thực bọc kín bát bột, ủ bột trong 5 phút để dưới nhiệt độ thường giúp bột nở đều.
Bước 6: Khi ủ xong, chúng ta tiếp tục nhồi bột đều tay thành một khối đều dẻo mịn, nhận thấy tay không dính là đạt. Sau đó bạn tiến hành chia bột thành từng viên nhỏ và vo tròn.
Bước 7: Dùng cán cán dẹt viên bột vừa vo, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi vo tròn kín để nhân nằm gọn trong viên bột. Tránh để vỏ bánh hở để tránh nhân bục ra ngoài khi nấu chè.
Bước 8: Chuẩn bị một nồi nước khoảng 1 lít, đun ở lửa vừa tầm 10- 15 phút. Lần lượt cho bánh trôi vào, thỉnh thoảng khuấy nhẹ nhàng để bánh không bị dính và dính ở đáy nồi. Khi bánh bắt đầu nổi lên, vỏ bánh căng tròn và trong là bánh đã chín. Bạn tiến hành dùng muôi lỗ vớt bánh nổi lên và thả vào bát nước nước. Làm việc này sẽ giúp bánh không bị dính vào nhau.
Bước 9: Cho phần đậu xanh còn lại vào nồi trộn đều với 70g đường. Dùng muối hòa tan 2 thìa bột năng với nước lạnh rồi đổ vào hỗn hợp đậu xanh. Chúng ta vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều để bột tan hết và không bị vón cục.
Bước 10: Thêm khoảng 20ml nước dừa vào hỗn hợp đậu xanh và đun trong khoảng 3-5 phút đến khi nước sôi. Thêm dừa đã bào sợi vào, tiến hành khuấy đều rồi tắt bếp. Chúng ta bắt đầu chia bánh trôi đã luộc chín và từng bát vừa ăn( khoảng 3-5 viên). Cuối cùng đổ từ từ nước đậu xanh cốt dừa cho ngập mặt bánh, thêm một chút cốt dừa là hoàn thành món bánh trôi nước cốt dừa.
Xem thêm: MẸO LẤY MÀU LÁ DỨA KHÔNG CẦN MÁY XAY VÀ KHÔNG BỊ ĐẮNG
3.3 Bánh trôi nước nhân mặn
3.3.1 Nguyên liệu
- Dầu ăn
- Thịt băm 100 g
- Cà rốt 50 g
- Củ cải 50 gr
- Nấm hương 18 gr
- Tôm khô 15g
- Dầu hào 20g
- Rượu Mai quế lộ
- Dầu mè
- Bột bắp 5 g
- Hành ngò 5 g
- Một số gia vị thông dụng: muối, mắm, hạt tiêu, đường,…
3.3.2 Các thực hiện
Bước 1: Cà rốt, củ cải rửa sạch rồi thái nhỏ. Nấm hương ngâm trong nước ấm đến khi nở, mềm thì rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, tiến hành cho các nguyên liệu bao gồm: dầu ăn, thịt băm, cà rốt, củ cải, nấm hương, tôm khô, dầu hào, rượu Mai quế lộ, dầu mè, muối, đường. Bật bếp và đảo đều các nguyên liệu sao cho chúng hòa quyện và chín đều.
Bước 3: Sau đó, cho thêm 5g bột ngô, tiêu, hành ngò và đảo hỗn hợp thêm một lần nữa rồi tắt bếp.
Bước 4: Cho vào bát 200g bột nếp, đường, muối và 180ml nước ấm. Dùng tay sạch trộn đều cho bột tạo thành một khối dẻo đều mịn. Lần lượt tách từng viên bột miết dẹp và cho nhân thịt vào giữa rồi gói lại rồi vo tròn.
Bước 5: Đặt một nồi nước lên bếp, cho bánh vào luộc chín trong lửa vừa, khi bánh nổi lên mặt nước là đạt.
3.4 Bánh trôi nước nhân khoai lang tím
3.4.1 Nguyên liệu
- Bột nếp 300g
- Bột năng 20g
- Khoai lang tím
- Dừa tươi nạo
- Gừng cắt sợi
- Đường 50g
- Đường nâu
- Lạc rang
3.4.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên bạn rửa sạch khoai lang tím và gọt vỏ. Có thể thái miếng vừa rồi đem hấp chín hoặc hấp cả củ. Sau khi khoai chín nhừ thì dùng muối hoặc thìa nghiền nhuyễn.
Bước 2: Tiến hành cho khoai vào chảo, thêm đường và dừa đã nạo nhỏ. Bạn sên khoai trên lửa nhỏ đến khi đường tan và khoai bắt đầu sệt lại thì tắt bếp rồi để nguội. Nặn khoai thành từng viên nhỏ.
Bước 4: Cho bột năng và bột nếp vào bát, thêm chút nước ấm từ từ vào và nhồi cho bột thành khối dẻo không dính tay là được.
Bước 5: Tách bột thành từng miếng nhỏ, ấn dẹt và đặt viên khoai lang tím vào giữa rồi vo tròn kín nhân lại. Bạn thực hiện các thao tác tương tự với số nguyên liệu còn lại.
Bước 6: Cuối cùng bạn tiến hành đặt một nồi nước lên bếp và cho bánh vào luộc. Khi bánh bắt đầu trong và nổi lên thì bạn vớt ra thả vào nước lạnh ít phút. Tiếp theo nấu một nồi nước khoảng 5 bát nước, đun sôi rồi thả bánh vào, thêm đường, gừng sợi nấu khi nước sôi thì tắt bếp.
Tham khảo ngay: BÀ BẦU ĂN KHOAI LANG NHẬN ĐƯỢC 6 LỢI ÍCH VÀNG CHO SỨC KHỎE
Vậy là Thuc pham tuoi song hôm nay đã hướng dẫn bạn công thức làm bánh trôi nước ngon ! Hy vọng với các công thức trên bạn sẽ thực hiện thành công trong ngày Tết Thanh Minh của gia đình nhé!