Xôi là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, đặc biệt trong các ngày cỗ, Tết. Nhắc đến đồ xôi chúng ta thường nhắc đến hình ảnh nồi chõ nhôm. Hiện nay ngoài cách làm truyền thống dùng chõ nhôm để thổi xôi, chúng ta hoàn toàn có thể thôi xôi bằng nồi cơm điện mà vẫn giữ được độ thơm, ngon, dẻo. Hôm nay hãy cùng Thuc pham tuoi song vào bếp thực hiện kỹ thuật thổi xôi bằng nồi cơm điện nhé!
1. Thổi xôi bằng nồi cơm điện có ngon không?
Tại các gia đình, cách nấu xôi truyền thống trước kia chúng ta thường làm là dũng chõ xôi sau đó bắc lên bếp như bếp củi, bếp than, bếp gas để nấu. Phương pháp này khá mất nhiều thời gian và công sức, trong suốt thời gian nấu, chúng ta cần phải canh thường xuyên và phải đảo liên tục để có thể chìn từ trong ra ngoài.
Ngoài ra cách nấu xôi truyền thống sẽ khó kiểm soát lượng nước ở đáy nồi, việc thêm nước vào cũng khó khăn, vì thế gây ra thỉnh thoảng gây ra tình trạng cháy nồi.
Khi thổi xôi bằng nồi cơm điện lại vô cùng dễ dàng. Vừa tiện lợi và tiết kiệm được nhiều tiền gas vì khi đồ xôi cần để bếp từ 30-60 phút. Nếu bạn biết cách đồ xôi ngon, dẻo mà không không cần dùng đến chõ hay nồi hấp chuyên dụng.
Các bạn có thể gạt bỏ qua các dụng cụ như chõ hay nồi hấp chuyên dụng mà vẫn có thể đồ xôi ngon, dẻo nếu bạn biết cách sử dụng nồi cơm điện đúng kỹ thuật.
Xem thêm: NHỮNG MÓN NGON NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN KHÔNG THỂ BỎ QUA TRONG MÂM CƠM NGƯỜI VIỆT
2. Cách thổi xôi bằng nồi cơm điện ngon
2.1 Cách thổi xôi gấc bằng nồi cơm điện
2.1.1 Nguyên liệu thổi xôi gấc
2.1.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên vo và ngâm gạo nếp với một chút nước hòa tan với muối( trong khoảng thời gian khoảng 15-20 phút). Cách này sẽ giúp gạo nếp sạch và giúp hạt được mềm, nở to hơn khi nấu.
Bước 2: Đối với gấc, bạn cắt đôi quả gấc rồi dùng thìa vét toàn bộ hạt gấc và ruột gấc ra bát. Bạn cho khoảng 1 thìa nhỏ rượu trắng với chút muối rồi trộn đều hỗn hợp lên. Việc này sẽ giúp hỗn hợp gấc dậy mùi thơm và xôi có vị đậm đà hơn.
Bước 3: Khi gạo đã ngâm đủ thời gian cần thiết, bạn để ráo nước rồi đem trộn cùng với phần thịt của quả gấc. Khi trộn đều, bạn nên dùng tay bóp thật đều phần thịt gấc cùng với gạo nếp để màu gấc thấm đều vào từng hạt gạo. Trong bước này bạn nên chú ý làm nhẹ nhàng để gạo sẽ không bị dập nát. Sau khi trộn xong, chúng ta để hỗn hợp khoảng 5-8 phút cho gạo ngấm kỹ màu, có thể giữ lại hạt gấc hoặc lấy ra tùy ý.
Bước 4: Khi gấc đã bám đều vào từng hạt nếp thì tiến hành cho nếp đã ngâm vào nồi cơm điện, thêm nước và nước dừa sao cho xâm xấp mặt gạo nếp. Chúng ta không nên cho quá nhiều nước tránh xôi bị nhão và hạt không được tơi.
Bước 5: Sau khi cho gạo vào nồi cơm điện, bắt đầu gạt nút sang chế độ “Cook(Nấu)” và chỉ cần đợi cho đến khi sôi và nồi tự động chuyển sang chế độ “Warm” ( Hâm nóng).
Bước 6:Khi nồi bắt đầu nhảy sang chế độ Warm thì bạn nhấn lại nút Cook thêm 1 lần nữa rồi để nồi tiếp tục nấu. Sau 2 lần nấu là xôi đã bắt đầu chín. Đến bước này, bạn cho thêm đường và nước cốt dừa vào nồi và đánh thật đều tay, lưu ý đậy nắp ở chế độ Warm trong khoảng 5-10 phút để nước cốt và đường thấm đều vào từng hạt xôi.
Bước 7: Khi xôi gấc đã hoàn toàn chín, bạn cho xôi ra đĩa và tiến hành rắc dừa tươi bào sợi và mè trắng đã rang lên trên khi xôi còn nóng.
Để đĩa xôi thật hấp dẫn và bắt mắt, chúng ta nên đóng xôi bằng các khuôn xôi với nhiều hình dạng.
Tham khảo ngay: GỢI Ý CHO BẠN MỘT SỐ MÓN XÔI NGỌT CHO NGÀY RẰM
2.2 Cách thổi xôi đỗ xanh bằng nồi cơm điện
2.2.1 Nguyên liệu thổi xôi đậu xanh:
- Gạo nếp
- Đậu xanh cả vỏ
- Nước cốt dừa
- Muối
- Đường
2.2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần ngâm gạo nếp và đậu xanh trong nước ấm khoảng 4-5 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu có ít thời gian thì bạn có thể ngâm nguyên liệu trong khoảng 3 tiếng.
Bước 2: Gạo và đậu xanh sau khi ngâm xong thì chúng bắt đầu nở to, bạn đem vo nhẹ, xóc và để ráo nước. Thêm muối, đường vào xóc đều tiếp để gạo ngấm rồi đổ gạo và đậu vào nồi cơm điện.
Bước 3: Tiến hành thêm nước sôi và nước cốt dừa vào xâm xấp mặt gạo, bắt đầu đảo đều rồi đậy nắp nồi cơm điện, nhấn nút Cook rồi nấu như bình thường. Khoảng 10 phút khi nước bắt đầu sôi bạn tiến hành mở nắp đảo đều để gạo và đậu được chín đều, đều nước và đều hơi.
Bước 4: Sau khi nước bắt đầu cạn thì nồi cơm điện sẽ chuyển qua chế độ Warm và bạn cứ để chế độ này trong khoảng 10 phút rồi bật lại nút Cook. Nồi cơm điện sẽ bắt đầu chuyển qua chế độ nấu lần 2. Đến lần 2 khi nồi chuyển nút Warm là xôi đã hoàn thành.
2.3 Cách thổi xôi đỗ đen bằng nồi cơm điện
2.3.1 Các nguyên liệu
- Gạo nếp
- Đậu đen xanh lòng
- Muối
- Dầu ăn
- Lá dứa
- Muối lạc
- Dừa bào sợi
2.3.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đậu đen nhặt bỏ các hạt lép, hạt sâu rồi rửa sạch và thêm nước trong 10 phút. Tiến hành chắt lấy nước đậu cho vào ngâm với gạo nếp cùng chút muối để có màu đẹp cho xôi. Phần hạt đậu thì tiếp tục cho vào nồi cùng với nước nấu trên lửa nhỏ vừa cho tới khi hạt đậu mềm.
Bước 2: Khi đậu đen chín thì vớt ra để ráo nước và se hạt đậu. Gạo nếp vớt ra rồi để ráo nước. Tiến hành trộn đều nếp và đậu rồi thêm một thìa canh dầu ăn, muối đảo nhẹ tránh các hạt nếp vỡ.
Bước 3: Đặt lá dứa lót dưới đáy nồi cơm điện để tạo mùi thơm và chống cháy nồi. Nếu không có lá dứa, bạn hoàn toàn có thể lót đáy bằng giấy bạc.
Bước 4: Đổ gạo hạt nếp và đậu đen vào nồi cơm điện và đổ nước luộc đậu xanh vào xâm xấp mặt gạo và bắt đầu để chế độ Cook- nấu cơm bình thường. Khi nồi bắt đầu sôi thì mở vung, dùng đũa đảo nhẹ để các hạt nếp ngấm đều và lên màu đẹp. Đậy nồi cơm điện lại và tiếp tục nấu cho tới khi nồi bật sang chế độ Warm thì để thêm 15 phút nữa cho xôi dẻo, mềm.
Bước 5: Khi xôi bắt đầu chín, múc xôi ra đĩa và thưởng thức cùng muối vừng, dừa bào sợi và các đồ ăn kèm tùy khẩu vị của từng người.
Xem thêm: +7 MẸO LÀM MÓN CHAY TỪ NẤM ĐẶC BIỆT CHO NHỮNG NGÀY LỄ
2.4 Cách thổi xôi cốm bằng nồi cơm điện
2.4.1 Nguyên liệu thổi xôi cốm
– Cốm khô
– Đậu xanh không vỏ
– Đường trắng
– Cùi dừa.
– Bột nở.
– Nước mỡ gà (thay thế bằng mỡ lợn hoặc dầu ăn)
2.4.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên sơ chế đậu xanh, hạt sen và cốm. Với cốm bạn cho vào ngâm qua nước lạnh khoảng 3-4 phút rồi rửa sạch, vớt ra rổ và để ráo nước. Đậu xanh ngâm với nước ấm từ 3-4 tiếng để đậu nở mềm, tiếp đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Hạt sen thì cho vào bát ngâm khoảng 1 tiếng. Rửa sạch cùi dừa và nạo thành những sợi mỏng nhỏ.
Bước 2: Tiến hành cho đậu xanh vào với nồi nước bắc lên bếp đun đến khi sôi ( lượng nước xâm xấp mặt đậu xanh). Nước bắt đầu sôi thì bạn vặn nhỏ lửa để ninh đậu xanh đến khi hạt đậu bở thì tắt bếp, tiếp đó đổ ra bát cho nguội rồi dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 3: Thêm hạt sen vào trong nồi, thêm nước và đặt lên bếp đun sôi trong khoảng 15 phút và thêm 1 thìa bột nở đung thêm 15 phút cho hạt sen thật nhừ thì đổ hạt sen ra rây rửa lại qua với nước lạnh và để ráo.
Bước 4: Cho cốm vào nồi cơm điện, tiếp đó cho nước vào ngập xâm xấp mặt cốm tương tự như khi các bạn nấu cơm. Nấu cho đến khi nồi chuyển sang chế độ Warm thì dùng đũa xới cốm lên cho xốp, sau đó cho hạt sen vào đảo đều và để nồi ở chế độ nấu 1 lần nữa là hoàn thành.
Bước 5: Tiến hành xới xôi ra đĩa, đổ lên trên là một chút đường trắng cùng với dừa nạo sợi và rắc thêm chút vừng rang. Cuối cùng chúng ta có thể thêm một chút đậu xanh mịn, trộn đều hỗn hợp với nhau rồi thưởng thức ngay khi ăn nóng.
2.5 Cách thổi xôi ngô bằng nồi cơm điện
2.5.1 Các nguyên liệu thổi xôi ngô
- Gạo nếp
- Bắp ngô ngọt
- Cơm dừa nạo
- Muối
2.5.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Tiến hành ngâm gạo nếp trong khoảng từ 5-6 tiếng cho mềm, tốt nhất các bạn nên chuẩn bị từ tối hôm trước cho ngâm qua đêm. Hôm sau chúng ta chỉ cần vo lại rồi cho gạo ráo nước là được. Bước này rất quan trọng vì nó sẽ giúp gạo nở đều và mềm hơn.
Bước 2: Bắt đầu bóc lột vỏ, bỏ râu rồi tách lấy hạt ngô, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Bước 3: Cho cơm dừa hòa cùng nước ấm rồi rồi khuấy đều tay, Tiếp đó, bạn cho thêm cơm dừa vào miếng vải xô sạch để vắt kiệt lấy nước. Nếu muốn tiến hành nhanh hơn thì bạn mua thêm nước cốt dừa bán sẵn.
Bước 4: Sau đó bạn cho một chút muối vào gạo nếp rồi trộn đều để gạo được ngấm muối. Tiếp theo bạn trộn hạt ngô và gạo nếp. Cho ngô và gạo nếp vào nồi cơm điện rồi đổ nước cốt dừa vừa thu được vào cùng. Nếu lượng cốt dừa ít thì bạn có thể thêm nước loãng sao cho vừa đủ xâm xấp mặt gạo nếp và ngôn là được.
Bước 5: Bắt đầu bật nồi cơm điện và nấu như bình thường. Khi nồi cơm điện nhảy sang nút warm thì bạn hãy để thêm 20 phút rồi mở nắp và xới lên cho đều. Vậy là hoàn thành thành phần xôi ngô ngon, thơm béo ngậy.
3. Bảo quản xôi để lâu trong ngày Tết
3.1 Cách để xôi giữ được nhiệt lâu
Thông thường những ngày cỗ, giỗ hoặc Tết, gia đình chúng ta thường phải thổi nhiều xôi, nhưng làm thế nào để giữ được xôi để xôi vẫn nóng lâu và dẻo ngon? Là câu hỏi của nhiều bà nội trợ. Thật ra không quá khó khăn, chúng ta chỉ cần chuẩn bị một thùng xốp sạch có nắp, dưới đặt lá chuối hoặc lá sen để lót, bên trên cùng thế, sau đó đậy kín nắp thùng lại.
3.2 Cách chữa xôi bị khô
Các món xôi thường gặp các tình trạng bị khô, nhão không chín đều khi. Các giải quyết tình trạng này là bạn có thể thêm một chút nước ở trên sau đó hấp lại khoảng 15 phút là được. Hoặc khi chúng ta để xôi lâu ngoài không khí sẽ gây khô xôi, cách tốt nhất chúng ta nên cho vào hấp lại cùng thêm nước.
Xem thêm: MẸO BẢO QUẢN THỰC PHẨM NGÀY TẾT
Trên đây là một số kỹ thuật nấu xôi bằng nồi cơm điện thành công tại nhà. Thuc pham tuoi song hy vọng đã giúp bạn các cách để thổi xôi bằng nồi cơm điện dễ dàng. Hy vọng các bạn sẽ thành công thổi xôi với các công thức trên.