[BẾP MẸ NẤU] Hướng dẫn Cách nấu nước lẩu từ rau củ quả có 1-0-2

[BẾP MẸ NẤU] Hướng dẫn Cách nấu nước lẩu từ rau củ quả có 1-0-2

Nấu nước lẩu là quy trình quan trọng để có một nồi lẩu ngon. Ngoài các cách nấu nước lẩu từ xương động vật, cách nấu nước lẩu từ rau củ quả cũng được rất nhiều người ưa thích. Hôm nay hãy cùng Thuc pham tuoi song vào bếp thực hiện cách nấu nước lẩu từ rau củ quả ngon ngọt cho gia đình nhé!

1. Nấu nước lẩu từ rau củ quả có ngon hơn nấu bằng xương?

Thông thường nước lẩu được chế biến từ nguyên liệu bằng xương heo,hoặc bò, vì trong xương của chúng đã có vị ngọt tự nhiên của thịt. Chúng ta không cần thêm quá nhiều nguyên liệu hoặc các chất phụ gia như bột ngọt. Nhưng việc dùng nước lẩu ninh từ xương thường thường sẽ bị ngấy vì vậy nhiều người đã chọn cách nấu nước lẩu bằng rau củ quả.  Nếu chúng ta biết cách chọn và chế biến rau củ quả, lợi dụng vị ngọt của chúng. Việc này sẽ giúp nồi lẩu của bạn có hương vị thanh đạm, đồng thời nồi lẩu từ rau củ quả giúp chống ngán khi ăn. Hương vị và độ ngọt của của nước lẩu rau củ không kém nước lẩu từ xương. Vì vậy học cách nấu nước lẩu từ rau củ quả là cách hữu ích để các chị em có thể thử ngay.    Xem ngay: BẮP BÒ NẤU GÌ NGON? – SIÊU GIẢI PHÁP BẾP NÚC CHO CHỊ EM NỘI TRỢ!   

2. Cách nấu nước lẩu từ rau củ quả ngon ngọt, đúng vị

2.1 Nguyên liệu

2.2 Cách sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Các loại rau, củ và quả gọt vỏ, thái các miếng vừa ăn. Rửa sạch khoai môn với nước nhiều lần hoặc ngâm muối thì giảm bớt nhựa trên khoai. Ngô ngọt đem rửa sạch cắt từng khúc vừa ăn, mía chặt từng khúc, cạo lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sạch.  Bước 2: Tiến hành ngâm nấm hương khô trong nước, nên ngâm với nước ấm để nấm dễ dàng nở hơn. Tiếp đó cắt bỏ phần cuống già và rửa sạch nấm rồi ngâm cho ráo nước. Về phần các loại nấm còn lại thì bỏ cuống, rửa sạch, để ráo.  Bước 3: Với các loại rau nhúng lẩu, chúng ta nhặt bỏ các phần già úa, rửa sạch và để cho ráo nước, lần  lượt cắt rau ra thành từng khúc có độ dài khoảng 10-15cm. Bước 4: Các nguyên liệu như hành tím, tỏi, ớt tươi thì băm nhỏ, các loại rau gia vị thì đem rửa sạch, để ráo. Hành lá cắt nhỏ, tỏi tây và cần  tây cắt khúc khoảng 7-10cm.

2.3 Công thức nấu nước lẩu 

Bước 1: Cho lượng nước lớn vào nồi, cho ngô ngọt và mía vào. Đun sôi từ từ trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Vớt ngô ngọt và mía ra khỏi nồi.  Bước 2: Củ và quả cắt cỡ vừa ăn, với kích thước nhỏ sẽ giúp quá trình ninh củ quả diễn ra nhanh và nước dùng sẽ ngọt hơn. Nếu bạn không có thời gian thì vẫn có thể thái miếng lớn, nhưng quá trình ninh sẽ kéo dài hơn và nước dùng sẽ không ngọt bằng khi rau củ quả cắt nhỏ. Bước 3: Phi thơm hành, tỏi đã băm vào chảo dầu ăn đang sôi, tiếp đến xào sơ các loại củ quả khoảng 5 phút, khi thấy củ quả bắt đầu chuyển sang màu nâu nhạt thì tắt bếp. Chúng ta có thể thay thế bước xào rau củ quả bằng việc xóc đều phần củ quả đã chuẩn bị vào cùng 2 thìa dầu oliu, rồi nướng trong khoảng 5 phút. Tại bước này, để nguyên các loại củ giàu tinh bột như khoai môn, khoai lang để tránh làm đục nước lẩu. Bước 4: Cho 500ml nước lọc vào 1 nồi khác. Tiếp đến cho củ quả đã xào qua ở bước trên vào nồi ninh trong khoảng 20 phút. Cuối cùng cho thêm các loại củ nhiều tinh bột như: khoai lang, khoai môn,…, các loại nấm, cà chua vào rồi ninh thêm 10 phút. Ở bước 1 cho thêm phần nước ngọt từ ngô ngọt và mía vào đun sôi.  Thử gia vị cho phù hợp với khẩu vị rồi thêm các loại rau gia vị vào, đun thêm tầm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Vậy là hoàn thành nồi nước lẩu từ rau củ thơm ngon rồi. Cách nấu nước lẩu từ rau củ quả rất đơn giản đúng không nào?

3. Cách chọn rau củ tươi ngon nấu nước lẩu 

Để chọn rau củ quả tươi nấu nước lẩu ngon, chúng ta cần nhìn bằng mắt thường. Chúng cần lành lặn, không bị trầy xước, nát, không bị thâm nhũn, lá không nát. Chúng ta cần tránh mua các loại hoa quả bị tiêm thuốc hoặc ủ hóa chất, thông thường các loại rau củ quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp. Ngoài ra, bạn không nên mua rau củ nấu nước lẩu có kích cỡ quá lớn, chỉ nên chọn những loại rau củ có kích thước vừa phải, đó là dấu hiệu các loại rau củ quả được trồng tự nhiên ít hóa chất. Ngoài cách để ý đến bề ngoài, chúng ta còn nhận biết nhanh rau củ còn tươi hay không qua màu sắc của chúng. Vì các loại rau củ quả tươi thường sẽ có màu sắc rất tự nhiên và màu không bị héo úa.  Các bạn cần phải lưu ý điều sau:
  • Tránh mua các loại rau củ quả trái mùa vụ. Thường các loại rau củ quả trái vụ khó phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, người  trồng sẽ có xu hướng dùng thuốc trừ sâu, hóa chất để bảo vệ rau củ. Vì vậy không nên mua các rau củ quả  trái vụ mà chín nhanh và đẹp mắt.
  • Không chọn mua các loại rau củ quả bất thường về mùi vị, màu sắc. 
  Xem thêm: ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT RAU CỦ QUẢ TƯƠI HỮU ÍCH CHO CÁC BÀ NỘI TRỢ

4. Nước lẩu từ rau củ quả có tốt cho sức khỏe? 

Các loại rau, củ quả đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình Việt Nam. Lý do chúng trở nên quen thuộc không chỉ ngoài việc chế biến thành nhiều món ăn mà chúng còn có tác dụng vô cùng hữu ích. Rau, củ cung cấp chất xơ, vitaminkhoáng chất quan trọng cho con người. Theo nhiều nghiên cứu, trong các nhóm rau, củ thường có chứa 80-90% nước, 4-5% bột đường, tinh bột, chất xơ và pectin. Chúng là những hợp chất tốt cho ruột, nhuận tràng. Vì vậy khi nấu nước lẩu bằng rau, củ sẽ thu được các chất dinh dưỡng tốt từ chúng. Ngoài ra, so với thịt, xương, nước dùng bằng rau, củ cũng thường thanh đạm, bổ dưỡng hơn rất nhiều.    Tham khảo: BẠN SẼ PHẢI BẤT NGỜ VỚI CÁC LOẠI NƯỚC ÉP RAU CỦ TRỊ TÁO BÓN DƯỚI ĐÂY    Trên đây là một số cách nấu nước lẩu từ rau củ quả đơn giản và dễ làm nhất tại nhà. Hy vọng qua bài viết của Thuc pham tuoi song, bạn sẽ tự chế biến cách nấu nước lẩu từ rau củ quả thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình!   

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *