Tuyệt chiêu làm mứt từ rau củ ngon đón Tết mới nhất 2024

Mứt là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người dân Việt Nam. Hiện nay mứt handmade càng được nhiều người ưa chuộng và lượng lớn người quan  tâm đến cách làm mứt từ rau củ. Hôm nay hãy cùng Thuc pham tuoi song thuc hien một số cách làm mứt từ rau củ ngon nhất để gia đình bạn cùng đón Tết 2024 nhé! 

1. Một số tuyệt chiêu làm mứt từ rau củ

1.1 Mứt dừa 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 1kg dừa

– 500g đường

– Sữa

Các bước chi tiết thực hiện món mứt dừa 

Bước 1: Sau khi mua cùi dừa về, dùng dao bào gọt sạch phần vỏ phía bên ngoài. Tiếp theo nạo cùi dừa theo vòng tròn quanh cùi dừa để kéo dài thành các sợi dài và mỏng.

Bước 2: Khi nạo xong, chúng ta có thành phẩm là các miếng cùi dừa dài, mỏng. Cho thành phẩm ra bóp đều để bớt dầu. Rửa lại thêm nhiều lần với nước đến khi trên bề mặt nước bớt dầu. Chuẩn bị một nồi nước sôi với muối, đổ cùi dừa vào trần qua khoảng 1 phút thì vớt sạch ra rồi để ráo nước. 

Bước 3: Cho cùi dừa vào bát hoặc nồi to sạch. Đổ đường vào theo tỷ lệ 1:2 dừa và đường. Ví dụ 1kg dừa thì cho 500g đường. Dùng đũa đảo nhẹ tay để cùi dừa không bị đứt hoặc gãy. Đảo đều tay trong khoảng 1 phút, sau đó ướp dừa từ 4-6 tiếng. Đường bắt đầu tan thì 25-30 phút đảo 1 lần cho ngấm đều. 

Bước 4: Cho chảo lên bếp để nóng già, đổ từ từ cùi dừa đã ngâm vào sên với lửa nhỏ. Nhanh tay đảo đều và nhẹ tay để dừa không bị nát, ngấm đều và không xảy ra hiện tượng cháy. Sau khi thấy đường từ từ sệt lại thì cho 50ml sữa tươi không đường và chút vani tạo mùi và sên tiếp. Để lửa nhỏ liu riu cho dừa không bị vàng. Tiếp tục sên đến khoảng 30-45 phút khi cùi dừa khô lại và bắt đầu xuất hiện lớp phấn trắng bám quanh các sợi dừa thì tắt bếp. Lưu ý vẫn để chảo trên bếp và đảo thêm một lúc nữa cho dừa nguội hẳn rồi mới bắc ra. 

Bước 5: Dàn mỏng thành phẩm ra cho nguội hẳn, để nơi thoáng mát, gần ánh nắng để dừa khô, săn lại, đẹp mắt.

lam-mut-tu-rau-cu1

Xem thêm: 3 LOẠI MỨT LÀM TỪ VỎ HOA QUẢ AI CŨNG MÊ, ĂN MỘT MIẾNG LÀ NHỚ CẢ ĐỜI

1.2 Mứt cà rốt

Nguyên liệu

  • Cà rốt
  • Đường trắng
  • Vani
  • Phèn chua
  • Nước vôi trong

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nạo sạch vỏ cà rốt, rửa sạch và thái thành các sợi. Hoặc bạn có thể sáng tạo ra các hình thù khác nhau như hình vuông, hình hoa, ngôi sao,… để hấp dẫn người ăn hơn. 

Bước 2: Chuẩn bị một chậu thau nhỏ, hòa tan vôi vào nước. Để thau nước vôi qua đêm hoặc đợi tầm khoảng 5-6 giờ cho nước vôi lắng xuống. Sau đó, gạt bỏ hết lớp váng trên mặt nước, lọc lấy phần nước vôi trong. 

Bước 3: Ngâm cà rốt cùng nước vôi trong đã chuẩn bị trong khoảng 3-5 giờ, việc này sẽ làm cà rốt cứng lại, khi sên với đường sẽ không bị nát. Tiếp theo vớt cà rốt ra, rửa sạch nhiều lần với nước để hết mùi vôi và để ráo nước. 

Bước 4: Đun sôi nước với một chút phèn chua, cho cà rốt vào chân qua với nước rồi rửa sạch lại với nước, để ráo nước. 

Bước 5: Cho cà rốt đã sơ chế vào ướp với đường theo tỷ lệ 1:6. Dùng đũa hoặc tay có bao tay đảo nhẹ tay để cà rốt ngấm đều đường, ướp khoảng 3-5 giờ cho đến khi đường ta thành nước.

Bước 6: Để chảo lên bếp, chắt nước đường vào chảo, đun với lửa lớn. Khi nước đường bắt đầu sôi thì cho cà rốt vào, nấu cho cà rốt sôi lên thì hạ lửa xuống, dùng đũa đảo liên tục, đều tay. Khi thấy đường bắt đầu sệt lại thì hạ lửa nhỏ, cho vani vào, để yên chảo đến khi đường kết lại thành màu trắng bám trên miếng cà rốt thì tắt bếp.

Xem thêm: CÔNG DỤNG VÀNG CỦA CÀ RỐT VÀ LƯU Ý CÁCH SỬ DỤNG

1.3 Mứt quất 

Các nguyên liệu làm mắt quất( mứt tắc) 

Cách làm mứt quất (tắc)

Bước 1: Quả quất mua về rửa qua nước với muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần. Cắt bỏ cành rồi cắt 8 đường đối xứng quanh quả tắc(quất) tạo thành hình bông hoa rồi ấn dẹt 2 đầu quả tắc. Khi tắc chảy ra nước thì thu tầm 1 bát nhỏ nước cốt quất để sử dụng để ướp tắc.

Bước 2: Bạn cho vào tô khoảng 500ml nước lọc và thìa muối hòa tan hỗn hợp, sau đó ngâm vỏ tắc vào khoảng 2 giờ đồng hồ.

Bước 3: Rửa sạch với vỏ tắc với nước, dùng tay vắt thêm vài lần nữa để vỏ tắc thật ráo nước. Tiếp đến, đun sôi 1 nồi nước, sau đó cho vỏ tắc vào trần sơ qua khoảng 2 phút, rồi nhanh tay vớt vỏ tắc ra thả vào trong nước lạnh.

Bước 4: Rửa vỏ thêm 1 lần nữa, vắt nhẹ cho khô nước rồi để ráo. Tiến hành ướp vỏ quất với đường, thêm 2 thìa nước cốt tắc đã chuẩn bị ở trước, một thìa muối rồi trộn đều. Dùng đũa trộn đều hỗn hợp rồi cho thêm 1 gừng bào sợi vào. Cuối cùng mang hỗn hợp quất ướp ra phơi nắng khoảng 1 giờ đồng hồ cho đường tan hoàn toàn. 

Bước 5: Tiếp theo, cho hỗn hợp tắc đường vào chảo, sên với lửa nhỏ, khác với các loại mứt khác, bạn không cần đảo nhiều, khi nước đường sôi thì dùng đũa lật mặt còn lại của tắc là được. Khi thấy nước đường đã gần khô, vớt quất ra đĩa, tiếp tục sên với phần nước đường khoảng 5 phút nữa  cho đường sệt lại, ngả vàng là đạt. Cứ tiếp tục đảo nhẹ tay một lần nữa thì tắc thấm nước đường rồi tắt bếp.

Bước 6: Cuối cùng mua mứt tắc xếp ra đĩa, thêm ít mè trắng rang vào mứt. Cho đĩa mứt ra phơi khô dưới nắng( tầm 2 ngày mứt sẽ khô) hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh( tầm 1 ngày khô).

lam-mut-tu-rau-cu2

1.4 Mứt bưởi 

Nguyên liệu làm mứt bưởi:

  • Vỏ bưởi
  • Đường cát trắng
  • Muối
  • Nước vôi trong

Cách bước thực hiện làm mứt bưởi:

Bước 1: Mua bưởi rồi cắt lấy vỏ bưởi, mua về các bạn cắt bớt phần vỏ trắng nếu như quá dày. Sau đó đem rửa sạch rồi thái vỏ bưởi thành các sợi vừa ăn. Nếu thích mứt có màu xanh tươi mát thì chọn vỏ bưởi non.

Bước 2: Đổ vỏ bưởi vào tô rồi lấy tay bóp với thìa muối trong vài phút rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. Thực hiện cách này sẽ giúp vỏ bưởi mềm và bớt đắng. Ngâm vỏ bưởi với nước vôi trong khoảng 4 tiếng rồi vớt ra rửa sạch nhiều lần với nước.

Bước 3: Một nồi nước đun sôi với thìa muối. Khi nước sôi cho vỏ bưởi vào luộc tầm 3 phút thì vớt ra, đổ nước đi và thêm nước sạch vào nồi để tiếp tục đun. Lập lại đoạn này khoảng 3-4 lần cho vỏ bưởi bớt đắng.

Bước 4: Luộc xong vỏ bưởi thì ngâm vào chậu nước lạnh 5 phút, vớt ra rồi bóp nhẹ vỏ bưởi cho ra bớt nước.

Bước 5: Trộn vỏ bưởi với đường và trộn đều với khoảng 4 tiếng cho ngấm đường. Cho nồi lên chảo sên với vỏ bưởi với lửa vừa vừa và đảo đều. Khi nước đường cạn bớt thì đảo liên tục với lửa nhỏ liu riu và sên cho tới khi mứt khô ráo đến đạt thì hoàn toàn tắt bếp. 

Bước 6: Tiếp tục đảo thêm khoảng vài phút nữa cho mứt khô hẳn. Mứt nguội hoàn toàn thì mới cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp.

lam-mut-tu-rau-cu3

Tham khảo ngay: LẠ MIỆNG MÀ NGON VỚI CÁCH LÀM MỨT VỎ BƯỞI KHÔNG ĐẮNG TẠI NHÀ

1.5 Mứt bí 

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Bí đao già 
  •  Đường trắn
  •  Phèn chua 
  •  Vôi trắng
  •  Vani không màu

Cách thực hiện

Bước 1: Trước khi làm mứt bí, chúng ta pha phèn chua với nước lọc và vôi để riêng qua đêm.

Bước 2: Hôm sau, phèn chua đã tan hoàn toàn với nước, đổ nước pha phèn chua với một chậu riêng để ngâm bí đao và phần nước còn lại sẽ dùng để luộc bí. Với nước pha vôi, khi để qua đêm, cặn vôi sẽ lắng xuống dưới đáy thùng chứa, không nên khuấy để hoàn tan, cẩn thận tách cặn với phần nước ở phía trên và dùng phần nước này để chế biến, cặn thì bỏ.

Bước 3: Sau khi bỏ vỏ và ruột bí đao, cắt bí đao thành những đoạn dài, kích cỡ vừa phải.

Thái xong cho vào ngâm với nước phèn chua, đợi vài phút thì tiến hành rửa sạch và ngâm trong nước vôi. Đậy kín nắp và để qua đêm. Đến hôm sau, bạn đổ ra ngoài và rửa nhiều lần với nước sạch.

Bước 4: Luộc nước phèn chua còn lại, đổ vào đun sôi khoảng 1 phút, sau đó vớt ra cho ngay vào 1 tô nước lọc lạnh đã chuẩn bị sẵn. Tiếp theo, rửa sạch và để ráo nước.

Bước 5: Cho bí vào bát to, ướp đường vào. Lấy đũa trộn đều với đường, dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín tô đựng bí, qua đêm, khi đường tan ra thì đổ hết tô đường và bí đao vào chảo và đặt lên bếp, bật ngọn lửa lớn.

Bước 6: Khi hỗn hợp trong chảo bắt đầu sôi, bạn thêm chút giọt vani, để lửa vừa và đảo liên tục để đường không bị cháy. Khi thấy đường cô đặc lại thì để lửa thấp, tiếp tục đảo cho đến khi đường khô lại và chuyển sang bột màu trắng, bám dính vào bí. Cả quá trình mất khoảng 20-25 phút.

1.6 Mứt khoai lang 

Nguyên liệu làm mứt khoai lang

  • Khoai lang
  •  Đường
  •  Chanh( lấy nước cốt)
  •  Chiết xuất vani 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Khoai lang bạn mua về đi gọt vỏ, rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, thái khoai thành từng miếng dài khoảng 2-3 đốt ngón tay và có độ dày khoảng một nửa đốt tay để trong quá trình sên khoai không bị nát.

Bước 2: Chuẩn bị chậu nước vo gạo rồi đổ hết phần khoai lang đã thái vào ngâm khoảng 4-5 tiếng để mứt khoai lang có độ cứng cần thiết. Sau thời gian trên, vớt khoai lang ra và rửa sạch lại nhiều lần với nước rồi để ráo.

Bước 3: Đặt một nồi lên bếp với nước cốt của một nửa quả chanh vào và đun với lửa vừa khoảng 6-7 phút. Khi nước bắt đầu sôi thì thả ngay khoai lang đã ráo vào luộc tầm 2 phút, sau đó vớt ra, rửa qua với nước rồi để ráo.

Tiếp đó, bạn cho số khoai lang đã xử lý ở trên vào nồi khác với 500g đường. Dùng đũa trộn đều tay đến khi đường phủ lên toàn bộ khoai và ướp hỗn hợp từ 6-7 tiếng cho đường tan hết.

Bước 4: Đặt chảo lên bếp rồi chắt hết nước đường trong nồi khoai ra chảo và đun ở lửa vừa đến khi đường hơi cạn lại. Tiếp đến, cho khoai lang đã ướp vào cùng một thìa chiết xuất vani và đảo nhẹ liên tục. Khi nước đường bắt đầu keo lại và hơi óng ánh thì giảm lửa xuống mức thấp nhất và đảo liên tục 

Bước 5: Dùng đũa sên khoai ở lửa thật nhỏ khi khoai lang bắt đầu khô lại, khi thấy có phấn trắng bám xung quanh thì tắt bếp, dù vậy hãy đảo thêm một lúc cho khoai lang nguội rồi mới để chảo ra khỏi bếp. Khoai lang đã nguội thì dàn mỏng khoai ra khay và phơi dưới nắng to từ 1-2 tiếng hoặc lâu hơn để mứt săn lại và màu đẹp.

1.7 Mứt gừng

Nguyên liệu làm mứt gừng

  • 1 kg gừng 
  • 500g đường trắng
  • Muối hạt, chanh

Các bước làm mứt gừng

Bước 1: Ngâm gừng vào nước khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch. Cạo sạch lớp vỏ gừng bên ngoài rồi ngâm vào nước muối loãng. Thái gừng thành từng lát vừa ăn, ngâm vào nước muối loãng, pha một chút nước cốt chanh để giữ màu gừng được tươi và không bị thâm.

Bước 2: Luộc gừng lần đầu với chút muối và chanh trong 8-10 phút rồi vớt ra rửa sạch. Lần 2 thì luộc gừng trong 5-6 phút để giảm độ cay nồng của gừng. Tiếp đó vớt gừng ra để rửa sạch, ráo. Ướp gừng với 500g đường trong khoảng 8 tiếng cho thấm đều và đường bắt đầu tan, gừng sẽ trở nên trong hơn.

Bước 3: Cho hỗn hợp gừng đã ngâm trong 8 tiếng vào chảo. Đầu tiên để lửa vừa cho hỗn hợp sôi, sau đó dần hạ lửa nhỏ và sên đều tay. Khi đường cạn sánh thì hạ thêm lửa liu riu, đảo liên tục đều tay đến khi đường kết tinh bám đều các bề mặt của miếng gừng.

Muốn để gừng được lâu thì cho mứt gừng vào lò nướng sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 15 phút. 

Xem thêm: NHỮNG MẸO HAY TRONG CÁCH BẢO QUẢN GỪNG CŨNG NHƯ CÁCH DÙNG GỪNG TRONG NẤU ĂN.

2. Cách bảo quản mứt Tết làm từ rau củ

Mứt làm từ rau củ tự làm ở nhà thường sẽ không bảo quản được lâu như những loại mứt được mua về sẵn. Vì vậy chúng ta phải bảo quản mứt Tết làm từ rau củ thật cẩn thận để bảo quản được lâu dài. Đối với từng loại mứt thì sẽ có cách bảo quản mứt khác nhau. Ví dụ như với mứt dừa, bí, gừng thì, nếu bạn tiếp xúc quá lâu với không khí thì mứt sẽ dễ ỉu hoặc chảy nước. Do vậy, mứt để được lâu thì nên cho vào túi nilon bịt kín, tránh để mứt tiếp xúc với không khí bên ngoài.Mỗi lần dùng thì chỉ lấy một lượng vừa đủ ra đĩa, sau đó phải buộc kín lại và tiếp tục bảo quản để tránh không khí lọt vào làm mứt nhanh hỏng.

lam-mut-tu-rau-cu4

Với các mứt quất, mứt sấu thì thường sệt do vậy trước khi bảo quản nên sên lại để tránh mứt dễ bị hư hỏng. Bạn nên sên lại bằng cách phủ một lớp nước đường sền sệt ngoài và dùng giấy kính gói từng miếng lại sau đó bảo quản ở chỗ khô ráo. Điều này sẽ giúp mứt giữ được vị ngọt thanh và cho phép dùng được khoảng 2-3 tháng.

Với các cách trên, bạn sẽ đảm bảo được mứt làm từ rau củ sẽ giữ được vị thơm, ngon mà không bị hỏng, mốc hay chảy nước mà vẫn giữ được lớp đường.

Xem ngay: MẸO HAY CHO CÁCH BẢO QUẢN CÁC LOẠI HẠT DINH DƯỠNG ĐỂ KHÔNG BỊ ỈU

3. Cách chọn rau củ làm mứt Tết ngon nhất

Việc chọn rau củ làm mứt Tết là cực kỳ quan trọng, đây là việc quyết định đến thành công của món mứt làm từ rau củ. 

Đầu tiên chúng ta cần chọn các loại rau củ còn nguyên vẹn, lành lặn, không bị trầy xước hay dập nát. Tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác với các loại quả “mập”, “phổng phao”.

Màu sắc của rau củ quả không bị úa, héo. Khi cầm lên thì nặng tay. Loại rau củ dính hóa chất trên lá, cuống lá,… nếu phát hiện vết lấm tấm hoặc trắng. Rau củ quả không được có mùi lạ, hắc như mùi thuốc sâu. Thứ hai không nên mua các rau quả trái vụ. Không nên mua các rau quả gọt, thái sẵn ở ngoài chợ. 

Xem ngay: ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT RAU CỦ QUẢ TƯƠI HỮU ÍCH CHO CÁC BÀ NỘI TRỢ

Trên đây là một số cách làm mứt từ rau củ ngon để gia đình bạn chuẩn bị cho Tết 2023 hoàn hảo nhất. Thuc pham tuoi song hy vọng đã giúp bạn tìm được cách làm mứt từ rau củ đơn giản, thơm ngon và an toàn cho cả gia đình cho mùa xuân sắp tới


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *